Cửa hàng “Apple Store” tại Hà Nội đã phải đổi tên, gỡ biển

Hồi đầu tháng 11, sự xuất hiện của một cửa hàng Apple Center gắn logo “táo khuyết” ngay trên đường phố Hà Nội khiến ai đi qua cũng phải bất ngờ. Tuy vậy, sau một số lùm xùm, cửa hàng này đã đổi tên, gỡ biển.

Theo ghi nhận của Pv.VietNamNet, cửa hàng ở địa chỉ 41 Hàng Bài (Hà Nội) giờ đây có tên gọi mới là Capital Center. Cả logo “táo khuyết” cùng dòng chữ Apple Center đã bị xóa khỏi tên của cửa hiệu.

Cửa hàng “Apple Store” tại Hà Nội đã phải đổi tên, gỡ biển - ảnh 1

Cửa hàng Apple Store tại Hà Nội đã đổi tên, gỡ biển. Ảnh: Trọng Đạt

Cửa hàng “Apple Store” tại Hà Nội đã phải đổi tên, gỡ biển - ảnh 2

Video đang HOT

Công nhân tháo dòng chữ “Apple” để thay bằng “Capital” tại cửa hàng số 41 Hàng Bài (Hà Nội). Ảnh: Trọng Đạt

Một nguồn tin của Pv. VietNamNet cho biết, sự thay đổi trên đến từ những tác động bởi chính Apple. Theo đó, Apple Center ở địa chỉ 41 Hàng Bài (Hà Nội) không phải là cửa hàng nằm trong chuỗi Apple Store của Apple.

Tại Việt Nam, Apple không mở Apple Store để trực tiếp kinh doanh mà sử dụng cách phân phối thông các nhà bán lẻ với 2 cấp độ là Apple Premium Reseller (APR) và Apple Authorised Reseller (AAR).

Cửa hàng “Apple Store” tại Hà Nội đã phải đổi tên, gỡ biển - ảnh 3

Cơ sở kinh doanh này có nội thất bên trong tương tự với phong cách thiết kế các cửa hàng Apple Store của Apple. Ảnh: Trọng Đạt

Với những cửa hàng đạt cấp độ APR và AAR, Apple cũng có tiêu chuẩn riêng về việc đặt logo, biển hiệu. Do vậy, tất cả các cửa hàng treo logo “táo khuyết” cỡ lớn và trưng biển hiệu Apple Store đều sẽ gặp vấn đề với việc vi phạm bản quyền.

Hiện chưa rõ cửa hàng Apple Center (tên gọi mới Capital Center) ở 41 Hàng Bài có phải là một đối tác ủy quyền mới của Apple hay không. Tuy vậy, theo Cổng Thông tin đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia, địa chỉ này là trụ sở của Công ty TNHH Thương mại Apple Center Việt Nam. Đây là doanh nghiệp thành lập ngày 10/9/2020 do bà Lê Thị Hiến (sinh năm 1962) là người đại diện pháp luật.

Nếu Apple Store đến, TopZone có bị cạnh tranh? 

Trong cuộc phỏng vấn với PV , ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động cho rằng TopZone không lo lắng về việc chuỗi cửa hàng bị cạnh tranh nếu Apple Store có mặt tại Việt Nam trong tương lai.

“Tôi không lo lắng về điều đó. Tôi tin Apple sẽ tôn trọng Thế Giới Di Động vì họ đã cộng tác với chúng tôi để tạo ra chuỗi TopZone. Apple vẫn là một nhà sản xuất chứ không phải bán lẻ”, ông Hiểu Em cho biết.

Cửa hàng “Apple Store” tại Hà Nội đã phải đổi tên, gỡ biển - ảnh 4

Chuỗi TopZone được Thế Giới Di Động khai trương vào cuối tháng 10. Ảnh: Phương Linh.

Theo CEO Thế Giới Di Động, TopZone thuộc mô hình APR (Apple Premium Reseller), giống một Apple Store tại Việt Nam với không gian lớn để khách hàng mua sắm. Tuy nhiên, TopZone không được gọi là Apple Store bởi Táo khuyết không trực tiếp vận hành cửa hàng.

“Trên thế giới chỉ có khoảng 500 Apple Store. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore có 2 cửa hàng còn Thái Lan có một, không nhiều nước có mô hình này”, ông Hiểu Em chia sẻ.

TopZone được Thế Giới Di Động khai trương vào cuối tháng 10 tại Hà Nội và TP.HCM. Đây là chuỗi bán lẻ ủy quyền cấp cao của Apple tại Việt Nam theo mô hình Mono Store chuẩn AAR (Apple Authorized Reseller) hoặc APR (Apple Premium Reseller).

So với những cửa hàng khác, Mono Store phải đạt các tiêu chuẩn của Apple gồm vị trí, thiết kế và cách vận hành. Thiết bị chiếu sáng, nội thất trong cửa hàng cần được hãng phê duyệt hoặc nhập khẩu. Việc đào tạo nhân sự cũng theo tiêu chuẩn riêng, cần nắm vững kiến thức chuyên môn về thiết bị Apple để tư vấn cho khách hàng.

Đến quý I/2022, TopZone dự kiến ra mắt thêm 60 cửa hàng, gồm 50 cửa hàng chuẩn AAR và 10 cửa hàng chuẩn APR. Các cửa hàng chuẩn APR thường có diện tích từ 120 m2, vị trí đắc địa hơn cửa hàng AAR. Doanh thu dự kiến của mỗi cửa hàng quy mô nhỏ là 2-3 tỷ đồng/tháng và 8-10 tỷ đồng với cửa hàng quy mô lớn.

Bên cạnh TopZone, tại Việt Nam hiện có một số chuỗi Mono Store như F.Studio của FPT Shop và ShopDunk. Nhiều nhà bán lẻ trong nước sẽ tham gia mô hình Apple Mono Store trong thời gian tới như Minh Tuấn Mobile và CellPhoneS.

Tại thị trường Đông Nam Á, Apple vẫn phát triển song song Mono Store bên cạnh Apple Store. Các ví dụ nổi tiếng như chuỗi bán lẻ Power Mac Center ở Philippines, iStudio ở Singapore, DigiMap, iBox ở Indonesia, Malaysia…

Loạt MacBook Pro, iPad sắp thành ‘đồ cổ’ Apple sẽ thêm hai mẫu MacBook Pro 13 inch và 15 inch đầu tiên trang bị Touch Bar cùng loạt sản phẩm khác vào danh sách đồ cổ vào ngày 31/7. (Ảnh: MacRumors) Trong biên bản nội bộ gửi đến Apple Store và nhà cung cấp dịch vụ…

Chia sẻ