Củ niễng: 4 Tác Dụng & Cách Nấu Món Ngon – Cầu Tre
Củ niễng mang lại rất nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe con người. Các mẹ đang băn khoăn không biết nên nấu món gì để bữa ăn gia đình mình thêm phong phú. Hãy thử ngay chế biến củ niễng thành các món ăn hấp dẫn nhé, đặc biệt là món củ niễng xào thịt, trứng siêu ngon. Vào bếp cùng mình thôi nào.
Củ niễng là gì?
Củ niễng là một loại những loại cây thảo. Chúng thường sống hay mọc tại những vùng đất bị ngập nước hoặc những nơi có nhiều bùn lầy.
Đối với những cây niễng trưởng thành, thân cây có thể cao từ khoảng 1 – 2m; phần ngọn nhỏ và to dần về phá gốc cây. Hoa niễng thường mọc thành từng cụm hình chùy dẹp và được làm nhiều nhánh khác nhau; có độ dài trung bình từ khoảng 30-50 cm. Hoa cái thường có màu vàng xanh ở bên trên; còn hoa đực thì có màu tím ở bên dưới.
Ở Việt Nam, cây niễng thường phân bố tại Nam Định và là đặc sản nơi đây. Ngoài ra nó còn được trồng nhiều tại các tỉnh của khu vực phía Bắc. Đây còn là loại rau quen thuộc, có thể dùng để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon trong bữa ăn hằng ngày.
Tác dụng của củ niễng
1. Củ niễng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Thanh nhiệt, giải độc là các tác dụng phổ biến của củ niễng. Theo đó, bộ rễ của loài cây này có tính hàn, vị ngọt nên thường được sử dụng làm ra các bài thuốc quý giúp đào thải chất độc tố bên trong dạ dày và đường ruột.
Bên cạnh đó, củ niễng cũng được bào chế thành rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh liên quan đến viêm tuyến tiền liệt thiên về nhiệt. Tuy nhiên, người bị sỏi đường tiết niệu, tỳ vị hư hàn hay đau bụng tiêu chảy thì không nên ăn loại củ này.
2. Củ niễng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường
Theo Đông y, củ niễng là một vị thuốc quý đối với các bệnh nhân tiểu đường. Theo đó, loại củ này có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, hạ huyết áp cũng như ngăn chặn xơ vữa động mạch.
Đối với những người bị tiểu đường, huyết áp tăng quá cao khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: hôn mê do nhiễm ceton acid, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân,… Do đó, nhờ tác dụng hạ huyết áp, củ niễng như một “vị cứu tinh” đối với bệnh nhân tiểu đường.
3. Củ niễng có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp
Củ niễng bóc bẹ gọt thật sạch vỏ, luộc chín rồi vớt ra để ráo hết nước, trứng gà đánh thật nhuyễn cho vào chảo rán thật mỏng rồi gắp ra đĩa. Củ niễng thái thành chỉ dài, dăm bông và trứng gà rán cho lẫn vào bát. Sau đó cho thêm mắm muối, mì chính, đường, tiêu bột, dầu vừng vào bát niễng rồi trộn đều là ăn được.
4. Củ niễng có tác dụng làm đẹp
Gần gây, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện trong củ niễng có chứa chất có tác dụng làm trắng da và giúp cải thiện nhan sắc.
Các món ăn từ củ niễng cũng rất được phụ nữ tại Nhật bản ưa chuộng để dưỡng trắng, giữ ẩm và làm đẹp. Không cần phải chế biến một cách cầu kỳ, người Nhật thường độn cơm cùng củ niễng và ăn thường xuyên để tăng hiệu quả làm đẹp.
Cách chế biến củ niễng
1. Củ niễng xào thịt bò
Củ niễng một có vị bùi, giòn và mùi hương rất dễ chịu khi xào cùng với thịt bò càng tăng thêm mùi thơm hấp dẫn. Thịt bò được xào vừa chín nên không quá dai kết hợp cùng với củ niễng giòn giòn, khi ăn kèm cùng một chén nước mắm cay cay ngon vô cùng.
Nguyên liệu
-
Củ niễng 500 gr
-
Thịt bò 300 gr
-
Tỏi băm 100 gr
-
Muối 1 muỗng cà phê
-
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
-
Bột ngọt 1/2 muỗng cà phê
-
Dầu ăn 10 ml
-
Dụng cụ: Bếp, chảo chống dính, muỗng, đũa, dao, thớt,….
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế củ niễng
Đầu tiên, các bạn cần bóc sạch lớp vỏ già bên ngoài củ niễng, để lộ phần củ niễng trắng bên trong. Đem đi rửa thật sạch, ngâm cùng với nước muối khoảng 10 đến 15 phút và để ráo. Sau đó, các bạn dùng dao để cắt thành từng lát xéo, dày khoảng 0,3 cm.
Mách bạn: Tránh thái củ niễng quá mỏng, bởi vì khi xào sẽ mất đi độ giòn.
Bước 2: Sơ chế thịt bò
Rửa nhanh miếng thịt bò, dùng dao thái thành lát mỏng. Tiếp đó, cho thêm thịt bò vào tô, ướp cùng với 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng canh dầu ăn, để các gia vị thấm vào nhau trong khoảng 5 phút.
Bước 3: Làm củ niễng xào thịt bò
Bắc chảo lên bếp để phi thơm tỏi với dầu ăn, cho thêm thịt bò vào xào nhanh trong 2 phút, rồi cho dĩa. Sau đó, cho củ niễng vào chảo cùng một ít dầu ăn, đảo thật đều, nêm thêm 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng cà phê hạt nêm.
Cuối cùng, cho phần thịt bò đã xào vào lại chảo đang xào cùng củ niễng, đảo đều trong 30 giây rồi tắt bếp múc ra đĩa ăn.
Bước 4: Thành phẩm
Thịt bò xào củ niễng có một mùi thơm hấp dẫn từ phần thịt bò được xào và khi thưởng thức bạn cảm nhận được vị giòn sựt của củ niễng. Hãy thưởng thức món này cùng với cơm nóng ngay bạn nhé!
2. Củ niễng xào trứng
Từ những nguyên liệu cực kỳ đơn giản như trứng, củ niễng và các gia vị quen thuộc trong gian bếp là đã có thể làm ra một món ăn với màu sắc hấp dẫn, mùi vị không chê vào đâu được.
Nguyên liệu
-
Củ niễng 500 gram
-
Trứng gà 1 quả
-
Hành lá 2 nhánh
-
Tiêu 1/2 muỗng cà phê
-
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
-
Dụng cụ: Bếp, chảo chống dính, muỗng, đũa, dao, thớt,….
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế củ niễng
Loại bỏ lớp vỏ màu sẫm bên ngoài, chỉ lấy phần thịt bên trong của củ niễng. Rửa thật sạch, ngâm củ niễng với nước muối khoảng 10 phút, để ráo nước.
Thái củ niễng thành từng lát mỏng, có độ dày khoảng 0,3cm.
Mách bạn: Không nên thái củ niễng quá mỏng bởi vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ giòn khi thưởng thức.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Đập trứng gà ra chén, cho thêm một ít muối, hạt nêm và tiêu, rồi đánh đều. Rửa thật sạch hành lá, rồi dùng dao cắt nhỏ. Nhớ để riêng các phần đầu hành cắt nhỏ.
Bước 3: Làm củ niễng xào trứng
Bắc chảo lên bếp, phi thơm đầu hành cùng với chút dầu ăn. Sau đó, cho củ niễng vào xào cùng và cho thêm ít hạt nêm, đảo đều trong khoảng 5 phút.
Tiếp theo, rưới trứng đều khắp chảo, sao cho phủ hết toàn bộ phần củ niễng, rồi đảo thật đều trong khoảng 3 phút trước khi tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm
Củ niễng xào trứng có hương thơm hấp dẫn và vị béo từ trứng gà cùng với vị giòn sựt của củ niễng, đây là một trong những món xào rất dễ ăn, sẽ ngon hơn khi bạn dùng kèm với cơm nóng.
3. Canh niễng nấu đầu cổ cánh gà
Canh niễng nấu đầu cổ cánh gà với nước dùng gà chất lừ, niễng giòn mà ngậy đặc trưng, thơm hành lá, rau mùi.
Nguyên liệu
-
Đầu cổ cánh gà: 500 gr
-
Củ niễng: 10 củ
-
Hành khô: 1 củ
-
Hành lá: 10 gr
-
Rau mùi: 10 gr
-
Dầu ăn
-
Gia vị: bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Củ niễng mang đi bóc vỏ, rửa thật sạch, thái lát mỏng. Hành khô bóc vỏ, thái thành lát mỏng. Hành hoa, rau mùi nhặt rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đầu cổ cánh gà, bóp với muối rồi rửa sạch, để ráo rồi chặt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 2: Ướp gia vị
Ướp đầu cổ cánh gà cùng với 1/2 hành khô + chút bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu xay, nước mắm, đảo thật đều, để trong khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.
Bước 3: Nấu canh củ niễng
Chuẩn bị một cái nồi, đặt lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng. Khi dầu nóng, các bạn có thể cho 1/2 hành khô còn lại vào phi thơm.
Hành thơm vàng, cho đầu cổ cánh gà vảo đảo đều. Cho thêm vào nồi khoảng 1 đến 1,2 lít nước, đun sôi, hớt hết bọt. Để lửa nhỏ trong khoảng 20 phút cho ra nước ngọt.
Tiếp đó các bạn cho củ niễng. Nêm vào canh: 1/2 thìa cà phê bột ngọt + 2 thìa cà phê hạt nêm + chút nước mắm. Niễng chín, cho thêm hành lá và rau mùi, tắt bếp. Múc canh niễng ra tô, rắc thêm chút tiêu xay, dùng nóng.
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu qua về các món ăn được chế biến từ củ niễng thơm ngon, lạ miệng giúp bạn dễ dàng bổ sung món ăn mới vào thực đơn hàng ngày. Chúc bạn và gia đình luôn có được những bữa ăn ngon. Đừng quên theo dõi chuyên mục ẩm thực của chúng tôi nhé!