Cử nhân khoa học ngành Khoa học Dữ liệu (Áp dụng từ khóa 15 – 2020) | Cổng thông tin đào tạo

a. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Khoa học dữ liệu có đủ kiến thức vững chắc, năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để làm việc hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và khoa học dữ liệu nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

b. Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Khoa học dữ liệu phải đáp ứng các yêu cầu:

· Có phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ và sức khoẻ tốt, có trách nhiệm nghề nghiệp.

· Nắm vững những kiến thức cơ bản và nâng cao về khoa học dữ liệu và công nghệ thông tin, có năng lực tổ chức và phát triển các ứng dụng khoa học dữ liệu trong hỗ trợ quản lý, ra quyết định trong các tổ chức kinh tế, xã hội.

· Có khả năng tự học, có kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng quản lý thời gian và nguồn lực, phát triển khả năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, khởi nghiệp.

· Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; Có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.

· Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.

Cử nhân ngành Khoa học dữ liệu tốt nghiệp tại Trường Đại học Công nghệ thông tin có khả năng đảm nhiệm các vị trí sau:

– Chuyên viên có kỹ năng vận dụng, tìm hiểu và phát triển trong lĩnh vực khoa học dữ liệu; có kỹ năng tổng hợp, phân tích, diễn giải dữ liệu và chọn các mô hình dự báo trong các ứng dụng cụ thể.

– Chuyên viên có kỹ năng khai thác, xây dựng phần mềm phân tích dữ liệu trên các hệ thống tính toán tập trung, phân tán; có khả năng chọn mô hình lưu trữ, truy vấn, phân tích, thống kê trên dữ liệu.

– Chuyên viên có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong các bài toán phân tích dữ liệu lớn; biết chọn phương pháp khai thác dữ liệu và thông tin, ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng.

– Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu KHDL ở các trường đại học và cao đẳng trên cả nước.

Chương trình được thiết kế sao cho đảm bảo đủ độ phủ, độ sâu nhất định nhằm tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho sinh viên làm việc và có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về các chuyên ngành CNTT, trong đó độ phủ được đặt trọng tâm.

Chương trình được thiết kế với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước:

– Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng vận dụng, và phát triển trong lĩnh vực Khoa học dữ liệu trên các mặt: phương pháp tìm, phân loại, làm sạch, lưu trữ, truy vấn, phân tích, thống kê và tính toán trên dữ liệu.

– Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tổng hợp, phân tích, diễn giải dữ liệu và tư vấn chọn các mô hình dự báo trong các ứng dụng cụ thể.

– Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng khai thác, phân tích định lượng dữ liệu văn bản ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế học cho đến các lĩnh vực kinh doanh, thương mại ….

– Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng khai thác các nguồn dữ liệu hiệu quả, tạo thêm nhiều giá trị, trợ giúp lãnh đạo ra quyết định tốt hơn trong các ngành nghề.

– Hình thức đào tạo: chính quy tập trung.

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

Chương trình đào tạo này được áp dụng cho các sinh viên đã trúng tuyển ngành Khoa học dữ liệu từ năm 2020 .

Chương trình đào tạo này được thực hiện căn cứ vào Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin áp dụng theo quy định hiện hành.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân ngành Khoa học dữ liệu đáp ứng các chuẩn đầu ra về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

CĐR

Nội dung

LO 1

Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

LO 2

Có kiến thức nền tảng và nâng cao của ngành Khoa học dữ liệu (ngôn ngữ lập trình thống kê, các công cụ phân tích dữ liệu, …).

LO 3

Có khả năng lập luận, phân tích, dự báo, thống kê cao cấp và giải quyết vấn đề liên quan đến ngành Khoa học dữ liệu.

LO 4

Có kỹ năng nghiên cứu khoa học và khám phá tri thức (khảo sát tài liệu, phân tích, đánh giá).

LO 5

Có tư duy hệ thống, có khả năng thiết kế các thành phần hoặc toàn bộ hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu.

LO 6

Hiểu biết về các giá trị đạo đức, có kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp, năng lực học tập suốt đời.

LO 7

Có kỹ năng làm việc nhóm với tác phong chuyên nghiệp.

LO 8

Có kỹ năng giao tiếp.

LO 9

Có kỹ năng ngoại ngữ.

LO 10

Hiểu nhu cầu xã hội, tác động của các công nghệ khai thác dữ liệu lớn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Có khả năng hình thành ý tưởng, phân tích, thiết kế, áp dụng các công cụ thống kê và triển khai các ứng dụng Khoa học dữ liệu vào thực tiễn đáp ứng nhu cầu xã hội, giải quyết các bài toán kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển, khởi nghiệp & sáng tạo.