Crom và Hợp chất của Crom
Đăng lúc:. Đã xem 4581- Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm
Crom và Hợp chất của Crom
Crom có vị trí trong bản tuần hoàn như thế nào? Tính chất hóa học, vật lý của nó ra sao? Hợp chất của Crom gồm những hợp chất nào? Tham khảo ở bài viết dưới đây nhé
Nội Dung Chính
A. CROM
I. Vị trí trong bảng tuần hoàn.
– Cấu hình electron: 24Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1.
– Vị trí: ô 24, nhóm VIA, chu kỳ 4, có nhiều e độc thân nhất.
II. Tính chất vật lý
– Mạng lập phương tâm khối, màu trắng ánh bạc.
– Cứng nhất trong các kim loại, t0nc = 18900C, D = 7,2 g/cm3.
III. Tính chất hóa học
Crom có tính khử mạnh:
Cr → Cr2+ + 2e hoặc Cr → Cr3+ + 3e.
1. Tác dụng với phi kim (tương tự Al)
– Với oxi ở nhiệt độ thường Cr bền do màng oxit bảo vệ ở nhiệt độ cao:
2Cr + 3O2 → 2Cr2O3
– Với halogen:
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
2. Tác dụng với nước
Cr bền trong nước do màng oxit bảo vệ
3. Tác dụng với dung dịch axit (tương tự Fe)
a. Với H+: tạo muối Cr2+ và H2
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2
b. Với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội: Cr thụ động
c. Với HNO3 loãng, đặc nóng và H2SO4 đặc nóng → Cr3+ + H2O + …
Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO + H2O
IV. Điều chế
Phương pháp nhiệt nhôm:
Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3
B. HỢP CHẤT CỦA CROM
1. Hợp chất Crom (II)
a. CrO có tính chất tương tự FeO
– CrO là oxit bazơ:
CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O
– CrO là chất khử:
4CrO + O2 → 2Cr2O3
b. Cr(OH)2
– Là chất rắn, màu vàng.
– Tính chất hoá học:
+ Là oxit bazơ:
Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O
Cr(OH)2 → CrO + H2O (nung không có không khí)
+ Là chất khử:
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3 (để ngoài không khí)
Cr(OH)2 + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO2 + 3H2O
– Điều chế:
CrCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cr(OH)2 (không có không khí)
c. Muối Cr(II)
Là chất khử mạnh:
2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3
2. Hợp chất Crom (III)
a. Cr2O3
– Là chất rắn, màu lục thẫm, không tan.
– Tính chất hoá học: Là chất lưỡng tính tương tự Al2O3:
Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O
Cr2O3 + 2NaOH đặc → 2NaCrO2 + H2O
hay
Cr2O3 + 2NaOH đặc + 3H2O → 2Na[Cr(OH)4]
– Điều chế: (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + H2O
b. Cr(OH)3
– Kết tủa màu lục xám.
– Tính chất hoá học: Là chất lưỡng tính tương tự Al(OH)3
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
hay
Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]
– Điều chế:
CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl
c. Muối Cr(III) (hay gặp: phèn crom-kali :
K2SO4, Cr2(SO4)3.24H2O hay KCr(SO4)2.12H2O)
– Trong môi trường axit là chất oxi hóa:
2Cr3+ + Zn → Zn2+ + 2Cr2+
– Trong môi trường bazơ là chất khử:
2Cr3+ + 16OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br -+ 8H2O
hay
2CrO2- + 8OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br -+ 4H2O
3. Hợp chất Cr (VI)
a. CrO3
– Là chất rắn màu đỏ thẫm.
– Tính chất hoá học:
+ Là oxit axit:
CrO3 + H2O → H2CrO4
2CrO3 + H2O → H2Cr2O7
+ Là chất oxi hóa mạnh: nhiều chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3
2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O
b. Muối Crom (VI)
– Muối cromat CrO42- có màu vàng, muối Cr2O72- có màu da cam đều bền. Trong dung dịch có cân bằng:
2CrO42-+ 2H+ ↔ Cr2O72- + H2O
– Muối crom(VI) đều có tính oxi hóa mạnh:
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O
Có thể bạn quan tâm: