#Crom Là Gì? Vì Sao Được Gọi Là Kim Loại Cứng Nhất Trái Đất

Chắc hẳn chúng ta đã nghe nhắc đến khá nhiều về về kim loại crom. Vậy crom là gì? Kim loại này có lịch sử hình thành từ đâu và tồn tại ở dạng nào phổ biến nhất? Cùng tham khảo ngay trong nội dung bài viết sau để hiểu rõ về loại kim loại này nhé! 

1. Crom là gì?

crom là gì

Crom là gì? Kim loại này có cứng không? 

Crom là một loại kim loại quen thuộc, kim loại này có tên tiếng Anh là Chromium. Trong bảng tuần hoàn hóa học nó có số nguyên tử là 24 và có ký hiệu là Cr. Về đặc tính vật lý Crom khá gòn và sẽ bị nóng chảy ở nhiệt độ 1907 độ C. Đặc điểm nhận diện có màu xám ánh bạc. Crom nổi bật với khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt nên ứng dụng của crom trong đời sống là rất phổ biến.

Crom là thành tố chính để sản xuất các loại thép không gỉ, mạ kim loại chống oxy hóa. Với những chất liệu kim loại có mạ Crom có thể phản chiếu gần 70% màu sắc của quang phổ, 90% sóng ánh sáng hồng ngoại phản xạ. Đây là một trong những điểm mạnh vượt trội của Crom so với các loại kim loại khác. Cùng tìm hiểu chi tiết về lịch sử hình thành của kim loại crom trong nội dung bên dưới nhé. 

2. Lịch sử hình thành Crom

Tìm hiểu về lịch sử hình thành kim loại crom có rất nhiều điều thú vị, cùng Inox Gia Hưng điểm qua những mốc lịch sử đáng chú ý sau đây: 

  • Crom được tìm thấy lần đầu tiên vào thời của vua Tần Thủy Hoàng, cách đây khoảng hơn 2000 năm. 

  • Năm 1761, khoáng chất Crocoit được Johann Gottlob Lehmann tìm thấy ở núi Ural

  • Năm 1770, Petter Simon Pallas tìm thấy tính chất nhuộm màu của khoáng chất Crocoit

  • Năm 1797-1798, Crom đơn chất đầu tiên được chế tạo bởi Louis Nicolas Vauquelin đã tạo ra.  

  • Năm 1845, Crom tinh khiết được tạo ra nhờ phương pháp điện phân  do Bunzen thực hiện. 

Trên đây là những điểm tóm tắt ghi lại những dấu mốc chính trong quá trình tìm kiếm kim loại Crom trong tự nhiên. 

3. Trong tự nhiên Crom tồn tại ở dạng nào?

Chắc hẳn bạn và rất nhiều người sẽ thắc mắc liệu trong tự nhiên các dạng tồn tại của crom là gì phải không nào? Cùng tìm lời giải đáp trong nội dung sau. 

Thực tế khảo sát cho thấy, các hợp chất crom được tìm thấy do các tác tác động bào mòn đá chứa crom hoặc từ núi lửa. Cụ thể các dạng tồn tại của Crom trong các môi trường tự nhiên:

  • Nồng độ trong đất khoảng 1 đến 3000 mg/kg

  • Trong nước biển từ 5 đến 800 µg/lít

  • Trong sông và hồ từ 26 µg/lit đến 5,2 mg/lit. 

Đa số kim loại Crom được khai thác dưới dạng quặng cromit (FeCr2O4). Hiện nay, phần lớn quặng cromit trên thế giới được khai thác ở Nam Phi và một số quốc gia khác như Kazakhstan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Có một số mỏ trầm tích chứa crom nguyên chất như ở Udachnaya tại Nga. 

Từ các nghiên cứu cho thấy, loại kim loại này được đánh giá là cứng nhất trên thế giới hiện nay với kết cấu mạng lập phương tâm khối. Trong thang độ chống trầy xước Crom đạt độ Mohs đến 8.5. Vì thế nên những ứng dụng của crom trong đời sống, sản xuất, chế biến công nghiệp nặng cơ khí là rất nhiều. 

4. Ứng dụng của crom là gì

ứng dụng crom

Ứng dụng của crom trong đời sống hằng ngày rất phổ biến

Các tính chất vật lý lẫn hóa học của Crom đều rất đặc biệt. Vì thế nên kim loại này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp năng như cơ khí, hóa chất, luyện kim. Crom sẽ tăng cao khả năng chống ăn mòn, nóng chảy cho các kim loại ở nhiệt độ lý tưởng nhất. Các hợp kim được chế tạo nhờ thế trở nên bền bỉ, sáng bóng và cứng cáp hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu các ứng dụng của crom một cách chi tiết trong từng lĩnh vực trong nội dung bên dưới nhé: 

  • Crom được dùng nhiều trong ngành luyện kim: Cụ thể, Crom sẽ chế tạo nên các loại thép không bị gỉ sét, các sản phẩm cần mạ Crom để tăng khả năng chống oxy hóa, ăn mòn và tạo độ sáng bóng, thẩm mỹ cho các vật dụng. 

  • Crom còn được ứng dụng để nhuộm màu cho chất liệu thủy tinh. Các sản phẩm dân dụng như chai lọ, bình, hũ, chậu..thủy tinh, đá đều được nhuộm mày đẹp hơn nhờ Crom. 

  • Crom kết hợp với các chất Kali và Oxi sẽ trở thành hợp chất nhuộm màu vải. 

  • Crom còn được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến việc thiếu hụt crom. 

  • Ngoài ra, Crom còn được ứng dụng để sản xuất máy móc, gạch, ngói, gốm sứ, xăng dầu, các vật dụng gia dụng trong đời sống hằng ngày….và rất nhiều sản phẩm khác nữa. 

5. Top kim loại cứng nhất thế giới – Crom và kim cương cái nào cứng hơn?

crom

Crom được cho là kim loại cứng nhất trên thế giới

Có thể bạn cũng đã từng có thắc mắc liệu đâu mới là kim loại cứng nhất trên thế giới, liệu có phải là kim cương không? Thực tế câu trả lời kim loại cứng nhất là Crom chứ không phải là kim cương. Tuy kim cương cứng nhất nhưng nó lại không phải là kim loại. Vậy top các kim loại cứng nhất gồm những kim loại nào? 

  • Đứng top đầu về độ cứng phải nhắc đến kim loại Crom

Độ cứng của Crom trong thang đo độ cứng lên đến 8.5, mức rất cao. Crom không chỉ có độ cứng lý tưởng nhờ có cấu trúc mạng lập phương tâm khối. Kim loại này có khả năng chống ăn mòn ở nhiệt độ rất cao. Vì thế nên những sản phẩm làm từ thành phần crom đều được đánh giá rất cao về độ bền và tuổi thọ sử dụng. 

  • Đứng top 2 là kim loại Volfram

Volfram tren thang đo độ cứng nằm ở mức 7.5 cũng khá cao. Kim loại này cũng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Từ dây tóc bóng đèn, phụ kiện trong các lĩnh vực điện máy, cơ khí…đều được ứng dụng từ kim loại này.

  • Đứng thứ 3 về độ cứng là Osmi

Osmi là kim loại có đặc điểm nhận diện là màu trắng pha với màu xanh. Kim loại này có độ cứng xếp sau Volfram. Chúng rất cứng và nặng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao. Và ứng dụng nhiều nhất trong ngành y khoa và các ngành sản xuất các vật dụng chống gỉ sét. 

Trong bài viết trên Inox Gia Hưng đã giúp bạn tìm hiểu khá chi tiết về kim loại crom là gì, có những ứng dụng thực tế nào. Mọi nhu cầu cần được sử dụng các phụ kiện thép không gỉ chất lượng cao vui lòng liên hệ ngay đến Inox Gia Hưng nhé!