Content Creator là gì? Kỹ năng cần có cho người làm content?
Hiện nay, Content Creator (sáng tạo nội dung) rất được các bạn trẻ quan tâm bởi nhu cầu của thị trường rất lớn. Các công ty và doanh nghiệp đang trong đà săn đón ráo riết những nhân tố tiềm năng trong ngành nghề này về với đội của mình. Vậy Content Creator là gì? Cần những điều kiện gì để trở thành một siêu tân tinh trong ngành Content Creator? Tại sao ngành sáng tạo nội dung lại trở thành “mỏ vàng” nghề nghiệp cho các bạn trẻ hiện nay? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được Top on Seek trả lời trong bài viết này!
Content Creator là gì?
Content Creator được hiểu là người sáng tạo và sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông để thu hút lượt truy cập người dùng.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Nội dung không chỉ giới hạn ở mặt ngôn ngữ mà nó còn được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như: video, hình ảnh, podcast,… Do đó, người sáng tạo nội dung có thể là một nhà văn, người viết lách, beauty bloggers, streamer,… hay bất cứ công việc gì liên quan đến nội dung ở ngoài đời thực hoặc trên nền tảng mạng Internet. Họ rất đa năng và bao hàm rất nhiều vị trí.
Ai cũng có trong mình tiềm năng trở thành một nhà sáng tạo nội dung chính hiệu. Nhưng để bước chân vào con đường này, trước tiên bạn phải phân biệt được: Content Creator, Content Writer và Copywriter.
Content Creator rất rộng và hầu như bạn có thể gặp bất cứ đâu trên nền tảng Internet (Nguồn: Internet)
Công việc của Content Creator
Trên thực tế, dân làm content thường sẽ không đảm nhận một công việc nhất định trong một công hay một doanh nghiệp. Tùy vào tính chất công việc, định hướng phát triển hay mục tiêu thu hút khách hàng mà đảm nhận vị trí công việc khác nhau.
Điểm chung mà bạn có thể nhận thấy là tất cả công việc của dân content đều đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo. Không ít thì nhiều để gây ấn tượng tốt về sản phẩm, công ty hay doanh nghiệp đến với người dùng bằng hàng trăm nội dung khác nhau.
Dưới đây là một số công việc cơ bản của Content Creator:
- Lên ý tưởng và sản xuất các ấn phẩm truyền thông theo kế hoạch tổng marketing tổng thể.
- Tham gia xây dựng concept, viết slogan, tagline,… để chiến khai chiến dịch viral content trên đa nền tảng.
- Phối hợp các các bộ phận quảng cáo trực tuyến để truyền thông thông thông điệp đến công chúng mục tiêu.
- Tham gia cùng tổ chức sự kiện, tổ chức sản xuất.
- Tham gia đào tạo chuyên môn cho các thành viên nhóm.
- Đánh giá, đo lường kết quả công việc và chiến dịch chung.
>>> Xem thêm:
Công việc của Content Creator sẽ định hướng theo mục tiêu Marketing của doanh nghiệp và mục tiêu của bản thân bạn (Nguồn: Internet)
Các hình thức làm việc của Content Creator
Nội Dung Chính
Content Creator part-time
Content Creator part time được hiểu là người sáng tạo nội dung bán thời gian cho một doanh nghiệp hay công ty. Thường hướng đến các đối tượng: Học sinh, sinh viên, nội trợ… tranh thủ thời gian rảnh đi làm kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó, làm việc part time cũng là cách để bạn vừa học vừa tích lũy kinh nghiệm, làm dày CV khi đi xin việc sau này.
Hiện nay, vị trí Content Creator part time đang được tuyển dụng rất nhiều tùy theo tính chất công việc, trong đó phổ biến nhất là content blog. Những vị trí này thường không yêu cầu kinh nghiệm, thay vào đó là sự chăm chỉ, nhanh nhẹn của ứng viên.
Content Creator full-time
Tương tự như Content Creator part time nhưng thời gian dành cho công việc sẽ do doanh nghiệp hay công ty quy định. Do yêu cầu về thời gian nên công việc full time dành cho những người đã đi làm, không phù hợp với học sinh, sinh viên. Vị trí thường đòi hỏi các ứng viên phải có kiến thức và kinh nghiệm ở mức nhất định để đảm đương công việc được giao
Content Creator full time thường yêu cầu kiến thức và kinh nghiệm nhất định cho vị trí ứng tuyển (Nguồn: Internet)
Freelance Content Creator
Freelance Content Creator là những người sáng tạo nội dung “tự do”, là những người được trả tiền để thực hiện công việc cho khách hàng, chủ dự án mà không có sự ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc. Đúng như tính chất “free” của công việc, những người làm việc tự do được phép làm việc cho nhiều người sử dụng lao động cùng một lúc, miễn là hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.
>>> KOC là gì? Sự khác biệt giữa Marketing KOC và KOL?
Phân biệt Content Creator với Content Writer và Copywriter
Ranh giới giữa Content Creator với Content Writer và Copywriter rất mong manh nếu xét về tính chuyên môn trong nghề viết.
Tuy nhiên, nếu ta phân tích sâu hơn thì mỗi công việc lại có một vai trò, mục đích và cách thể hiện riêng biệt. Việc phân biệt này sẽ giúp bạn hiểu rõ những điều kiện cần cho công việc sau này. Bạn có thể tham khảo sự khác biệt của chúng dưới đây.
Content CreatorContent WriterCopy-writerVai tròTạo những nội dung hữu ích và thu hút người xemTạo những nội dung hữu ích và thu hút người xemTạo nội dung nhằm thuyết phục và thúc đẩy người đọc mua hàngMục đích nội dung Nội dung được tạo ra với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, như: giáo dục, giải trí, quảng cáo, hoặc có thể chỉ là phục vụ sở thích cá nhânNội dung được ra với mục đích marketing. Tuy không đề cập trực tiếp về việc bán sản phẩm, nhưng phải có mối liên hệ mật thiết với thương hiệu và sản phẩmNội dung thường được tạo ra với mục đích quảng cáo và marketing, dùng nội dung để thuyết phục người đọc rằng họ cần đến sản phẩmHình thức nội dungVăn bản, hình ảnh, content video, âm thanhVăn bản (có thể dài hoặc ngắn)Văn bản (thường ngắn gọn, súc tích)Kênh phân phối Bất kỳ nền tảng nàoThường là Website, Blog, Social Media, Email, NewsletterThông qua các ấn phẩm/sản phẩm quảng cáo (cả in ấn và kỹ thuật số)Môi trường làm việcTrong các công ty hoặc làm việc tự doTrong các công tyTrong các agnecyBảng so sánh cơ bản của Content Creator, Content Writer và Copy-writer
Dù có khái niệm và cách thể hiện khác nhau nhưng ba đối tượng này luôn luôn phải mang đến giá trị cho người đọc và khách hàng. Vì thế cần phải xác định mục tiêu và đảm bảo kiến thức cơ bản để bước trên con đường bạn chọn.
Các bước trong quy trình làm việc của Content Creator
Đây là 6 bước trong quy trình sáng tạo nội dung thường gặp:
Chiến lược sáng tạo nội dung tổng thể của Content Creator
Ngoài ra, người làm nội dung nên có một số chiến lược để sáng tạo content. Dưới đây là chiến lược sáng tạo của Hubspot bao gồm 6 bước:
- Tìm hiểu những ví dụ cụ thể về liên quan đến chủ đề sáng tạo nội dung
- Lên kế hoạch và chiến lược nội dung
- Bắt tay vào quá trình sáng tạo nội dung
- Lựa chọn công cụ giúp tối ưu sáng tạo nội dung
- Xây dựng một kế hoạch nội dung hoàn chỉnh
- Phân tích và đo lường hiệu quả nội dung sáng tạo
>>> Có thể bạn quan tâm: Content là gì? Cách viết content hay với 15 chiến thuật đột phá
Chiến lược sáng tạo content theo Hubspot (Nguồn: Internet)
Thói quen cần có của một Content Creator
Đọc nhiều, biết rộng để hiểu sâu
Đối với một “dân chơi nội dung” việc cập nhật kiến thức là rất quan trọng. Hiểu biết càng rộng, bạn càng có lợi thế trên mặt trận content trước các đối thủ. Thói quen đọc thường xuyên sẽ giúp bạn trau dồi vốn từ và cách hành văn trở nên mượt hơn. Một số lưu ý khi bạn đọc:
- Không cần thiết đọc nhiều mà hãy đọc có chọn lọc
- Phân biệt “đọc để biết” và “đọc để hiểu”
- Đúc kết nội dung sau mỗi lần đọc
- Đọc để nắm bắt xu hướng nhu cầu khách hàng
Hãy đọc chậm rãi để cảm nhận và thường xuyên (Nguồn: Internet)
Luôn luôn tự mình đặt câu hỏi về nội dung sáng tạo
Khi làm nội dung, bạn hãy giống như một đứa trẻ luôn đặt “10 vạn câu hỏi vì sao”. Điều này giúp bạn nhận định được điểm mạnh và điểm yếu nội dung của mình. Từ đó, bạn có thể đưa ra chiến lược phù hợp cho người dùng và đối thủ cạnh tranh. Hãy luôn tự hỏi 5 câu này khi lên ý tưởng nội dung:
- Đối tượng mà nội dung muốn hướng đến là ai?
- Tại sao lại chọn chủ đề này?
- Chủ đề có gì hấp dẫn để khách hàng chọn đọc?
- Tại sao lại ra nội dung vào thời điểm này?
- Truyền tải nội dung bằng cách gì và thông qua kênh nào?
Phải luôn có chuyên mục “10 Vạn Câu Hỏi Vi Sao?” khi sáng tạo nội dung (Nguồn: Internet)
Đặt câu hỏi liên tục trong quá trình xây dựng giúp bạn có suy nghĩ logic và chặt chẽ hơn. Từ đó, bạn có thể mang đến nhiều nội dung giá trị và thu hút được những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nhớ tránh tình trạng đa nghi như Tào Tháo cái gì cũng hỏi nhé.
Học thêm kỹ năng và công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung
Content Creator không chỉ đơn giản là truyền tải nội dung qua con chữ mà rất đa dạng về hình thức như: hình ảnh, video, infographic,…
Muốn tối ưu được nội dung, bạn cần phải biết thêm các kỹ năng và công cụ hỗ trợ cho quá trình viết. Dưới đây là một vài số gợi ý dành cho bạn:
- Công cụ hỗ trợ nghiên cứu và tìm kiếm ý tưởng: Google Trend, Keyword Planner, Google Search Console,…
- Kỹ năng thiết kế bằng các công cụ hỗ trợ như: Photoshop, AI, Canva,…
- Kỹ năng quay dựng video bằng Animaker, Proshow Producer, Camtasia, AE,…
Học hỏi các kỹ năng mềm sẽ cho bạn nhiều cơ hội phát triển hơn (Nguồn: Internet)
Theo dõi, phân tích, rút ra bài học và cải thiện
Để thành công trong lĩnh vực content, một yếu tố quan trọng không kém đó là tự đánh giá hiệu quả công việc thường xuyên và liên tục. Từ việc theo dõi và phân tích các chỉ số về tương tác, tỷ lệ chuyển đổi,… Tìm ra được “lỗ hổng” và cải thiện kịp thời sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho công việc của bạn.
Mỗi một bài học rút ra đều có giá trị rất lớn trong sự nghiệp content (Nguồn: Internet)
Kỹ năng cần thiết của một Content Creator
Kỹ năng viết
Điều tiên quyết để trở thành Content Creator là bạn buộc phải có kỹ năng viết. Điều này sẽ giúp bạn định hình được một phong cách riêng và biết cách “đặt thả” chữ cho hiệu quả. Đặc biệt là viết ra những nội dung độc quyền không bị dính phạt DMCA
Mỗi một đối tượng khác nhau, bạn cần phải lựa chọn từ ngữ và hướng viết khác nhau để thể hiện được insight của khách hàng. Để làm được điều này, bạn phải khổ luyện khả năng viết lách và trau dồi vốn từ nhiều nhất có thể.
Vậy nên, như đã nói phần trước, bạn nên có thói quen đọc sách, lên và triển khai ý tưởng thường xuyên để “level up’ kỹ năng viết của mình. Bạn có thể luyện tập kỹ năng viết bằng cách viết blog về bất cứ chủ đề gì mình thích.
>>> Xem thêm: 7 trang web viết blog miễn phí dành cho blogger
Kỹ năng quan sát
Quan sát không chỉ dựa trên đôi mắt để nhìn, mà là khả năng nắm bắt nhanh chóng những chuyển động xu hướng chuyển động trong thế giới content.
Một người làm content chuyên nghiệp không hẳn là người luôn sáng tạo ra nội dung hoàn toàn mới. Mà đến từ việc tận dụng điều xảy ra trước mắt biến nó trở nên mới lạ. Để làm được điều đó, bạn cần phải luôn trau dồi và học hỏi những thứ xung quanh mình.
Kỹ năng quan sát rất quan trọng đối với một Content Creator (Nguồn: Internet)
Kỹ năng sáng tạo
Vai trò sáng tạo trong marketing nói chung và content nói riêng là không cần bàn cãi. Những bài viết đầy tính đột phá là một bước đệm tiếp cận khách hàng một cách hoàn hảo nhất. Do đó, kỹ năng sáng tạo là một trong những kỹ năng cần có của nhà sáng tạo nội dung. Như đã nói ở trên, bạn phải luyện tập khả năng quan sát những chuyển động mọi thứ xung quanh mình.
Kỹ năng tổ chức
Công việc content sẽ luôn hiệu khi bạn làm việc nhóm. Chính vì thế việc có cho mình kỹ năng tổ chức cũng là một lợi thế cạnh tranh trước đối thủ. Đây là kỹ năng mềm quan trọng giúp phối hợp ăn ý với đồng đội khi cùng tham gia dự án. Việc hoàn thành deadline đúng hạn và quản lý dự án một cách trơn tru sẽ gây dựng lòng tin với đồng nghiệp, ban lãnh đạo và khách hàng.
Kỹ năng tổ chức giúp bạn thực hiện các công việc của Content Creator tốt hơn (Nguồn: Internet)
Kỹ năng tư duy hình ảnh
Trong thời điểm bùng nổ thông tin trên mạng Internet, một hình ảnh bắt mắt đã có thể thu hút hàng nghìn người theo dõi. Do đó, cũng không có gì lạ nếu đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tư duy hình ảnh. Hãy cố gắng trau dồi gu thẩm mỹ và tìm hiểu các nguyên tắc thị giác cơ bản để tối ưu hóa việc sáng tạo nội dung được tốt hơn.
Cơ hội tuyển dụng Content Creator
Ở thời điểm hiện tại, có thể nói đây chính là thời kỳ hoàng kim của các ngành nghề liên quan đến SEO Content. Chỉ tính tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp có du cầu tuyển Content Creator với mức lương hấp dẫn.
>>> Xem thêm: SEO Content là gì? Xu hướng Content 2022-23
Vị trí content đóng vai trò to lớn với sự phát triển chung của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Cơ hội việc làm tại ngành nghề này cực lớn, mức lương khởi điểm hiện đang dao động ở mức từ 8 – 15 triệu đồng tùy thuộc vào khối lượng công việc và đơn vị làm việc.
Mức lương cơ bản của một Content Creator (Nguồn: Internet)
Với khả năng đa nhiệm, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí trong một dự án tiếp thị nội dung của các doanh nghiệp. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề này là vô cùng lớn.
Bên cạnh làm việc cho các doanh nghiệp, bạn có thể hoạt động cá nhân với tư cách Freelancer đầy triển vọng. Theo dự đoán của các chuyên gia, trong vài năm tới ngành nghề content vẫn sẽ không có dấu hiệu hạ nhiệt và còn bùng nổ hơn nữa
Mức thu nhập cơ bản tùy theo cấp bậc của Content Creator (Nguồn: Internet)
Như vậy, Content Creator là cơ hội nghề nghiệp đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Bởi đây là công việc cho phép học được thỏa sức với niềm đam mê sáng tạo, không bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định trên sân chơi mang tên Internet. Trước sự bùng nổ của công nghệ số, bạn có thể sẽ là những nhân tố X được săn đón quyết liệt trong hoạt động Marketing và Digital Marketing của doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Content Creator học trường nào?
Mảng content thực sự rất rộng và phát triển đa phương diện. Muốn theo đuổi được ngành này tốt nhất, bạn có thể xây dựng cho mình nền tảng về marketing và truyền thông. Các khóa học content marketing cũng sẽ rất giúp ích cho bạn.
Nếu bạn đam mê viết lách, hãy học các khóa học về chuyên ngành viết, như: content writing, creative writing, copywriting,… Nếu bạn muốn làm video thì hãy tìm đến các khóa học quay dựng, lên ý tưởng và chỉnh sửa video.
Thực tế, ngành nghề này rất đa dạng trong chuyên môn, kỹ năng cũng như trong công việc. Cho nên, nếu thực sự đam mê, đừng ngại trang bị cho mình kiến thức và công cụ để khởi động hành trình Content Creator từ con số không.
Dù bạn là ai cũng đều trở thành một Content Creator chuyên nghiệp (Nguồn: Internet)
- Công việc của Content Creator là làm gì?
Content Creator hay người sáng tạo nội dung là người tạo ra nội dung giá trị mang tính giải trí hoặc giáo dục thông qua bất kỳ phương tiện hoặc kênh nào. Nội dung sáng tạo đa phần sẽ liên quan đến kỹ thuật số và được “tiêu thụ” trên internet.
- Làm Content Creator có khó không?
Thật ra làm Content Creator không khó như người khác vẫn thường nghĩ. Chỉ vài bước đơn giản, bạn đã có thể sản xuất ra một nội dung vô cùng chất lượng. Hãy cùng TOS tìm hiểu ngay cách làm Content Creator trong bài viết này nhé.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về Content Creator cũng như các thông tôn tin liên quan. Top on Seek hy vọng bài viết sẽ cho bạn một góc nhìn khách quan về ngành nghề này để có thêm sự lựa chọn tuyệt vời cho sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công và có được nghề nghiệp mình yêu thích!