Content Creator là gì? Chân dung một Content Creator giỏi – MarketingTrips

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm như Content Creator là gì, họ là ai, content writer khác gì so với content creator, những kỹ năng cần có của một content creator là gì và hơn thế nữa.

content creator là gì

Content Creator là gì? Content Creator hay những nhà sáng tạo nội dung là những người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (Content) cho thương hiệu. Là một phần của bức tranh nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) với hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn cầu, Content Creator nên là một vị trí chiến lược trong các bộ phận Marketing của doanh nghiệp.

Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Content Creator là gì?
  • Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một Content Creator thành công là gì?
  • Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh.
  • Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.
  • Các câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

Content Creator là gì?

Content Creator là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).

Những gì mà Content Creator tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks.

Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các Content Creator đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.

Theo khảo sát của ContentMarketing Institute, 91% các chuyên gia marketing trong các doanh nghiệp B2B sử dụng Content Marketing (tiếp thị nội dung) như một phần của chiến lược Marketing tổng thể của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả nội dung họ tạo ra đều là những nội dung hấp dẫn và có giá trị.

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp có thể có được một Content Creator giỏi hay bằng cách nào bạn có thể trở thành một trong số họ.

Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một Content Creator thành công là gì?

Nếu bạn đang muốn gia nhập ngành Content Marketing nói chung tuy nhiên bạn chưa biết bạn nên trang bị những kỹ năng gì, dưới đây là những kỹ năng chính mà một Content Creator nên có.

  • Đọc tin tức về ngành hàng ngày.
  • Viết nhiều và thường xuyên.
  • Học hỏi và nghiên cứu các đối tượng mục tiêu trong ngành.
  • Xây dựng giọng điệu hay cá tính riêng.
  • Học hỏi từ nội dung của người khác.
  • Thấu hiểu KPIs.
  • Xây dựng các mối quan hệ với bạn cùng ngành.
  • Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.
  • Đặt câu hỏi về mọi thứ.

1. Một Content Creator giỏi luôn đọc tin tức về ngành hàng ngày.

Để có thể trở thành một Content Creator giỏi, sản xuất ra những nội dung có thể gây được sự chú ý của đối tượng mục tiêu, bạn cần phải biết những gì đang diễn ra trong ngành nghề kinh doanh của mình.

Bạn không chỉ cần đọc và xem nhiều mà còn phải tích cực “săn lùng” những thứ liên quan đến xu hướng và bối cảnh kinh doanh của ngành.

Bạn có thể hiểu rằng suy nghĩ hay góc nhìn của đối tượng mục tiêu thường bị chi phối bởi các bối cảnh hiện thời trong ngành, có thể là từ đối thủ hoặc từ ngành nói chung.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thích uống Trà sữa chẳng hạn, thì xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất ra Trà trong ngành có thể ảnh hướng rất lớn đến nhu cầu và sự lựa chọn từ họ.

2. Viết nhiều và thường xuyên cũng là những gì các Content Creator nên làm.

Theo nhiều doanh nhân khác nhau, và có cả Jeff Bezos, việc viết lách thường xuyên không chỉ giúp người viết ngày càng viết tốt hơn mà còn có thể cải thiện tư duy và tính nhạy bén của họ trong việc.

Là một người chuyên về sản xuất nội dung, các Content Creator phải viết nhiều hơn mức bình thường, viết nhiều để cải thiện việc sai chính tả (typo), viết nhiều để bạn có thể biết cách sắp xếp ý một cách rõ ràng và viết nhiều cũng có thể giúp bản thân khám phá ra những gì mà mình chưa từng nhận ra trước đó.

Có một sự thật có thể bạn chưa biết đó là giữa một người viết ít và một người viết nhiều hay luyện tập hằng ngày, quan điểm của họ về “cái hay” trong bài viết rất khác nhau.

Trong khi đối với những người viết ít, vì họ có ít trải nghiệm hơn (về cả thành công lẫn thất bại), họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận hay đánh giá “cái hay” hơn, ngược lại đối với những người viết nhiều, đôi khi chỉ cần một điểm sai rất nhỏ họ cũng nhanh chóng nhận ra và họ sẽ muốn sửa cho bằng được.

3. Họ cũng liên tục học hỏi và nghiên cứu về các nhóm đối tượng mục tiêu.

Về bản chất, mục tiêu cuối cùng của các Content Creator là gì, đó chính là phải làm hài lòng đối tượng mục tiêu (Target Audience) của họ – và việc hiểu được nhu cầu này thực sự là một rào cản lớn.

Nếu bạn nghiên cứu đối tượng của mình đủ sâu, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội sáng tạo hơn, những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được dưới những “ánh mắt mơ hồ” hay góc nhìn chủ quan của bản thân.

Một trong nhưng điểm then chốt quyết định mức độ thành công của các Content Creator đó là thấu hiểu khách hàng của họ. Hiểu vấn đề của khách hàng là gì, bạn có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Một số đặc điểm cơ bản bạn cần hiểu khách hàng như:

  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Giới tính của họ là gì?
  • Vị trí địa lý của họ ra sao?
  • Họ làm công việc gì?
  • Quan điểm sống của họ thế nào
  • Sở thích cá nhân của họ là gì?
  • Họ có xu hướng thích những nội dung nào?

Hiểu về Insight của khách hàng cũng là một con đường khác đóng góp cho sự thành công của các Content Creator.

4. Xây dựng những giọng điệu hay cá tính riêng cũng là kỹ năng quan trọng khác mà một Content Creator cần.

Bạn thử hình dung xem, trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, nội dung được cung cấp từ vô số các doanh nghiệp hay thương hiệu khác nhau, bằng cách nào khách hàng có thể chú ý, tương tác và từ đó nhớ đến bạn.

Có rất nhiều cách để bạn có thể xây dựng sự khác biệt thông qua những cá tính hay giọng điệu riêng biệt: phát triển một kênh nội dung mới, đa dạng hoá nội dung trên các kênh, chỉ tập trung làm tốt ở một kênh nhất định, định vị bản thân như là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành, sử dụng phong cách viết khác biệ…và nhiều cách khác.

Các Content Creator cần hiểu rằng, những gì họ có thể mang đến cho khách hàng thông qua nội dung của họ, thứ mà không ai khác có thể làm được thì đó chính là giọng điệu cá nhân hay sự khác biệt.

5. Học hỏi từ nội dung của đối thủ.

Trên thực tế, bất kỳ ai trên internet đều có thể lấy nội dung của người khác và đăng lại, họ có thể sử dụng nguyên nội dung gốc hoặc cũng có thể thêm bớt một vài quan điểm cá nhân của họ vào để nội dung mang tính cá nhân cao hơn.

Những Content Creator thành công biết rằng chỉ mình họ là không đủ để có thể bao phủ hết tất cả những nội dung hay tin tức của ngành, họ không chỉ cần khách hàng tương tác với nội dung của họ mà họ cũng cần chia sẻ và tương tác với nội dung của người khác.

Ông Guy Kawasaki, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, từng nói: “Các Content Creator cần định vị mình là một chuyên gia và những gì họ cần làm là tương tác tích cực với cộng đồng của họ.”

Sáng tạo hay chia sẻ nội dung là chưa đủ. Việc tương tác với những nội dung mà bạn đã chia sẻ giờ đây sẽ khiến cho nội dung đó trở nên độc đáo và khác biệt hơn.

6. Thấu hiểu KPIs hay những gì thương hiệu cần.

Vào năm 2018, 61% chuyên gia về marketing nói rằng việc tạo ra lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là thách thức hàng đầu đối với họ.

Để nội dung của bạn được khám phá, trước tiên bạn cần tập trung vào một chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và tối ưu hóa nội dung của bạn với KPIs đó.

Một số KPIs có thể là:

  • Lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội: Chính là số lượng người tiếp cận, lượt thích, bình luận, chia sẻ hay nhấp chuột từ các bài đăng.
  • Lưu lượng truy cập đến website (traffic
  • Lưu lượng tự nhiên (organic traffic): số lượng người dùng truy cập website từ các liên kết được hiển thị tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm.
  • Số lượt đăng ký, để lại thông tin, mua hàng…cũng là những KPIs bạn có thể theo dõi.

content creator là gì

7. Content Creator tích cực xây dựng các mối quan hệ với bạn bè cùng ngành.

Những Content Creator giỏi biết rằng thành công của họ không chỉ nhờ vào niềm đam mê hay năng lực của bản thân mà còn nhờ vào những người đã dạy họ, những người đã truyền cảm hứng cho họ và chia sẻ với họ.

Bạn nên có kế hoạch gặp gỡ và tương tác với những người trong ngành để thảo luận và cập nhật thêm những hiểu biết mới.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng số lượng kiến thức hay kinh nghiệm mà người khác chia sẻ với bạn thường tỉ lệ thuận với những gì mà bạn có thể có và sẵn sàng chia sẻ với họ.

Việc cập nhật nhiều kiến thức ngành không chỉ có lợi cho chính bản thân bạn, mà còn đóng vai trò “trao đổi giá trị” với người khác.

8. Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.

Nếu bạn là một newbie trong ngành sáng tạo nội dung, những kiến thức hiện có của bạn có thể đã là quá đủ đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với những Content Creator thành công, kiến thức chuyên môn không phải là tất cả.

Nếu bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ về bạn? Đừng chỉ đơn giản là kể lại những gì bạn biết – thay vào đó hãy giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng với họ.

Về bản chất, các đối tượng mục tiêu không cần nội dung của bạn hay những gì bạn nói, họ cần hiểu những thứ đó giúp ích cho họ như thế nào. Tức giải pháp bạn đang mang lại là gì.

Khách hàng luôn tìm kiếm thông tin để làm thoả mãn những nhu cầu liên tục thay đổi của họ. Cho dù những nhu cầu đó có thể chỉ đơn giản là tăng cường niềm tin của họ vào ngành của bạn, thì nhiệm vụ của bạn là phải quan sát và đáp ứng nhiều hơn.

9. Content Creator giỏi đặt câu hỏi về mọi thứ.

Bà Lorraine Twohill, trưởng bộ phận marketing của Google từng nói: “Các Content Creator cần phải tò mò để dự báo những gì khách hàng có thể thích hoặc xác định những vấn đề đáng giải quyết và sau đó đưa ra các giải pháp mới”.

Có rất nhiều áp lực đối với các Content Creator – và các Inbound Marketer về việc phải hiểu và giải thích được những gì đang xảy ra với khách hàng của họ, tại sao khách hàng lại có những hành vi mới nào đó, tại sao họ lại tức giận và phản ứng tiêu cực và vô số những điều bất ngờ khác.

Bằng cách tò mò và đặt câu hỏi với các vấn đề mới phát sinh, bạn luôn sẵn sàng tìm kiếm và truyền tải các giải pháp một cách kịp thời cho khách hàng.

Quá trình trở thành một Content Creator thành công sẽ bắt đầu từ những thói quen mà bạn đã xây dựng và rèn luyện, vì nó đảm bảo rằng bạn luôn tạo ra những thứ có giá trị cho đối tượng mục tiêu của mình.

Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh là gì?

Content Creator

  • Thích thử nghiệm: Thay vì sợ sai, những Content Creator này lại cảm thấy khá thoải mái khi gặp phải thất bại hay khó khăn, điều quan trọng họ cần không phải là họ sẽ mất gì mà là họ sẽ được gì sau mỗi lần mất đó.
  • Sáng tạo: Thay vì ngày qua ngày làm những công việc quá quen thuộc, những Content Creator này chọn cách làm mới mình, đó có thể là những định dạng nội dung mới, những bố cục thể hiện mới, những màu sắc mới hay bất cứ thứ gì họ chưa từng làm trước đó.
  • Thích yên tĩnh: Một trong những quan điểm thú vị khác là thường những người hướng nội (introvertsáng tạo

Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau về cuộc cách mạng của các Content Creator, tương lai thuộc về những Content Creator đa nền tảng (multi-platform content creator), điều này có nghĩa là gì?

Để có thể thành công hơn, các Creator cần hoạt động và chia sẻ nội dung hay Content trên nhiều nền tảng khác nhau, gồm nhiều định dạng nội dung khác nhau.

Một số nền tảng sáng tạo nội dung phổ biến bạn có thể tham khảo như:

  • Facebook
  • TikTok
  • Instagram
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Twitter
  • Và nhiều nền tảng khác.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

  • Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, Content Creator có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung. Trong khi thuật ngữ này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, giải trí hay nghệ thuật, nó được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực truyền thông Marketing.

  • Content Creator làm những công việc chính là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng công việc, vị trí, hay tổ chức cụ thể, các Content Creator có thể làm những công việc khác nhau, tuy nhiên công việc chính của những người này vẫn là sáng tạo nội dung tức sản xuất ra những nội dung mới.

  • Web Content Creator là gì?

Là những Content Creator trên nền tảng web. Ví dụ bạn sáng tạo nội dung trên MarketingTrips.com sẽ khác với việc bạn sáng tạo nội dung trên TikTok hay Instagram.

  • Digital Content Creator là gì hay họ là ai?

Digital Content Creator là những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng hay môi trường kỹ thuật số (Digital) như mạng xã hội, web hay blog. Web Content Creator là 1 phần của Digital Content Creator.

Kết luận.

Trong khi tiếp thị nội dung tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược marketing của thương hiệu, một Content Creator thực thụ sẽ có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.

Những gì bạn cần làm là xác định rõ đâu là người bạn cần, Content Marketer, Content Creator hay Copywriter.

Một khi bạn có thể hiểu bản chất của Content Creator là gì cũng như phân biệt được các vị trí liên quan, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được sức mạnh của Content nói chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Advertisement