Content Creator là gì? 4 Kỹ năng biến bạn trở thành một Content Creator “kỳ cựu”

Trong Marketing, chắc chắn không ai có thể phủ nhận độ HOT của Content Creator. Hiện nay, đây có thể coi là một ngành nghề “ăn nên, làm ra” và có tiềm năng nhất dành cho các bạn trẻ. Nếu muốn dấn thân và thử sức về ngành nghề này, vậy bạn đã thực sự hiểu Content Creator là gì? Và công việc của Content Creator là làm những gì chưa? Hãy cùng MarketingAI đi tìm hiểu và phân tích ngành nghề thú vị này nhé!

Content Creator là ngành nghề HOT nhất hiện nay

Content Creator là ngành nghề HOT nhất hiện nay

Content Creator là gì?

Định nghĩa một cách dễ hiểu, Content Creator là người biết cách khai thác khả năng sáng tạo của mình để sản xuất nội dung trên tất cả các phương tiện truyền thông nhằm thu hút một số lượng khán giả. Họ là người luôn có những ý tưởng độc đáo được tái hiện lại không chỉ thông qua những con chữ mà còn có thể là hình ảnh, video,… để mang đến những trải nghiệm tốt cho người xem.

Content Creator là gì?

Có một sự thật là ai cũng có thể trở thành Content Creator được. Content được mọi người sáng tạo mỗi ngày thông qua: blog, tin tức, hình ảnh, video, âm thanh, email… và các nội dung liên quan khác trên bất cứ nền tảng truyền thông nào. Người sáng tạo nội dung có thể là nhà văn, blogger, người thích viết lách… Không có một sự giới hạn nào cho việc gọi tên một Content Creator.

Nhưng tất nhiên, để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp thì lại là một chuyện rất khác. Trước hết bạn nên trau dồi cách viết content để có được những kỹ năng viết cơ bản đáp ứng yêu cầu của một Content Creator. Bạn cần có được cho mình một phong cách riêng, kèm theo đó là một niềm đam mê mãnh liệt với nghề.

Công việc của Content Creator là gì?

“Content Creator làm những công việc gì?” là một trong số những câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất. Sẽ không ngoa khi nói rằng Content Creator chính là một “cỗ máy đa năng” vì không có ai có thể miêu tả chính xác được công việc mà một Content Creator đảm nhiệm. Bởi bạn biết đấy, “sáng tạo” là vô tận và Content Creator lại là một người có công việc xoay quanh hai từ này. Tuỳ vào vị trí và cách vận hành của công ty hay tổ chức mà công việc của Content Creator sẽ có sự thay đổi.

Tuy nhiên cũng có thể xác định được nhiệm vụ chính của một Content Creator là đảm nhiệm hết phần “chữ” cho các ấn phẩm truyền thông như nội dung kịch bản (phỏng vấn, podcast…), lời thoại, slogan, bài đăng social media, Email Marketing, bài website,… Bên cạnh đó, còn phát sinh thêm một số việc không tên khác bao gồm:

  1. Lên ý tưởng, lập kế hoạch truyền thông cho các dự án và thực hiện.

  2. Phối hợp cùng Designer để cùng lên ý tưởng thực hiện sản xuất các ấn phẩm truyền thông như hình ảnh, video,… Trong trường hợp không order kịp deadline thì có thể Content phải kiêm luôn việc thiết kế.

  3. Hỗ trợ chạy quảng cáo, chạy cả event, thậm chí ôm luôn cả tổ chức sản xuất,… trong lúc không có deadline bài.

  4. Còn nếu bạn làm quản lý, sẽ có cơ số công việc khác đang chờ bạn như phân chia quản lý công việc nhóm, kiểm duyệt bài, lên kế hoạch đào tạo nhân sự, đánh giá đo lường hiệu quả,…

Ngoài việc làm cho những doanh nghiệp hay công ty thì Content Creator còn có xu hướng tự xây dựng thương hiệu cá nhân và làm tất cả những công việc của một team. Khi bản thân họ đã gây dựng được tên tuổi nhất định, họ có thể trở thành Influencer nhận booking từ các brand hoặc công ty để quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ của ho.

Content Creator là một "cỗ máy đa năng"

Content Creator là một “cỗ máy đa năng”

Làm Content Creator học ngành gì?

Đối với việc sáng tạo con chữ thì bất kỳ ai, bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể làm được. Nhưng để có thể trở thành Content Creator một cách bài bản nhất thì việc được rèn luyện, trau dồi và có nền tảng hết sức quan trọng.

Bởi khi đã có những kiến thức gốc thì việc nâng cấp bản thân, theo kịp xu hướng và sáng tạo những nội dung có giá trị với khách hàng, cộng đồng sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn học những ngành nghề  sau thì có thể đây chính là con đường ngắn nhất giúp bạn trở thành một Content Creator:

Truyền thông, Báo chí

Chắc chắn không cần phải bàn nhiều về vấn đề làm content creator học ngành gì nếu bạn đã và đang là một sinh viên thuộc nhóm ngành Báo chí Truyền thông. Bởi tại đây, bạn sẽ được đào tạo một cách bài bản nhất về khả năng truyền tải và cập thông tin cho người đọc, kết nối mọi người với nhau.

Quảng cáo, Quan hệ công chúng (PR)

Những sinh viên học ngành quan hệ công chúng, khi ra trường có khả năng làm mọi công việc liên quan đến truyền thông như: Sáng tạo nội dung truyền thông, Media, nghiên cứu phát triển thương hiệu, Marketing… Vì họ được đào tạo trở thành một người hoạt ngôn, đầy sức sáng tạo.

Văn học, Nghệ thuật

Nếu bạn đang học lĩnh vực này thì chắc chắn bạn phải có một chút gì đó gọi là yếu tố sáng tạo bẩm sinh. Có thể thấy những Blogger nổi tiếng thường học ngành nghề này và họ là người có thiên phú cảm nhận cuộc sống, nhìn nhận vấn đề đa chiều và có cho mình được một nét riêng.

Chính vì vậy, nếu bạn trở thành một Content Creator thuộc nhóm ngành văn học, nghệ thuật thì bạn có thể sẽ tạo ra những nội dung một cách độc đáo, mang hơi hướng nghệ thuật. Đồng thời, bạn cũng sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những ý tưởng dồi dào, nhanh chóng.

Marketing

Bạn học về Marketing là bạn đã có nền tảng về những phương thức tiếp thị sản phẩm đến khách hàng và kiếm được lợi nhuận từ đó. Hơn thế, bạn có thể đàm phán, thoả thuận một cách thông minh với các bên đối tác khi họ có nhu cầu đặt hàng quảng cáo. Khi học và hiểu về Marketing, bạn còn có thể nắm bắt xu hướng, lồng ghép việc quảng cáo một cách tài tình. Luôn có những bài đăng quảng cáo sản phẩm nên nó sẽ trở thành thu nhập cho Content Creator.

Kỹ năng cần có của Content Creator

Một Content Creator tuyệt vời là khi họ có một sức sáng tạo lớn, không ngại viết nhiều về một chủ đề và luôn biết cách đổi mới. Chính vì vậy, nếu muốn trở thành một nhà sáng tạo nội dung thì bạn cần có những kỹ năng sau đây:

Kỹ năng cần có của Content Creator

Kỹ năng quan sát

Bạn biết đấy, kiến thức thì vô cùng bao la, rộng lớn và chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong thế giới ấy. Không phải ai cũng có thể thông thạo hay là chuyên gia trong tất cả những lĩnh vực. Và một Content Creator giỏi thì không nhất thiết phải sáng tạo, biến một vấn đề sẵn có trở nên mới hoàn toàn. Việc có khả năng quan sát và biết cách chọn lọc, xâu chuỗi các thông tin lại với nhau sẽ là một kỹ năng cần có của Content Creator.

Một người sáng tạo nội dung tốt còn thể hiện ở việc người đó có thể nhìn nhận một vấn đề đơn giản qua nhiều khía cạnh khác nhau. 

Sử dụng sức mạnh của “10 vạn câu hỏi vì sao”. Sử dụng nó như một công cụ để trau dồi khả năng nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo nhiều cách khác nhau.

Khi bạn đã có kỹ năng quan sát một cách tinh tế và nghiên cứu vấn đề hiệu quả, nhanh chóng thì việc biến tấu vấn đề đó trở nên mới lạ sẽ không còn khó khăn và mất thời gian nữa.

Kỹ năng sáng tạo

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: Vì sao kỹ năng sáng tạo lại quan trọng đến thế khi chúng ta có thể tìm kiếm những vấn đề sẵn có trên mạng?

Nếu vẫn còn giữ những quan điểm đó thì hãy bỏ nó ra khỏi đầu ngay lúc này! Vì sao ư? Đơn giản là xung quanh chúng ta có vô số đối thủ cạnh tranh, chỉ khi bạn tạo ra được sự khác biệt dù là ít hay nhiều thì bạn mới có thể giúp cho doanh nghiệp mình nổi bật giữa hàng ngàn quan điểm “giông giống” nhau kia mà thôi!

Thêm nữa, khi những tài liệu sẵn có ấy có tràn lan trên công cụ tìm kiếm của Google thì bạn cũng chỉ có vài giây chớp mắt của khách hàng để họ có quyết định lựa chọn bạn hay không. Nếu bạn tẻ nhạt, khô khan và không có chút điểm nhấn nào thì thì tại sao khách hàng lại phải có hứng thú để tìm hiểu bạn cơ chứ?

Vì vậy, sáng tạo nội dung đối với một doanh nghiệp hay công ty là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không có ý định trau dồi và sử dụng đến nó, thì có nghĩa là đã cho đối thủ thêm nhiều cơ hội để đánh bại mình rồi!

Kỹ năng diễn đạt

Ai cũng phải công nhận một điều, tiếng Việt thật sự là một ngôn ngữ khó. Không phải ai cũng có thể nói lưu loát, diễn đạt hay, viết đúng ngữ pháp, chính tả. Người ta thường nói, Content Creator là một người biết cách “chơi đùa” với con chữ vì thế chắc chắn bạn không thể phạm phải những sai lầm căn bản như thế này. Điều đó ít nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng diện rộng. Nếu một người sản xuất nội dung viết sai sẽ dẫn đến việc công chúng bị tiếp nhận sai thông tin.

Bên cạnh đó, với kỹ năng diễn đạt tốt thì một người sáng tạo nội dung có thể “xào nấu” một vấn đề cũ trở nên mới mẻ, độc đáo.

Kỹ năng tư duy hình ảnh

Sáng tạo nội dung, viết tốt thôi thì chưa đủ. Để trở thành một Content Creator “đỉnh của chóp” bạn còn cần phải có tư duy về hình tốt nữa. Vì đây là thời đại của “truyền thông thị giác” (Visual communication), các sản phẩm có hình ảnh độc đáo, bắt mắt sẽ luôn khiến người xem thu hút hơn các ấn phẩm không có nhiều điểm nhấn.

Bên cạnh đó, tư duy và sở thích xem lướt của người dùng hiện nay thường thích các ấn phẩm có hình ảnh nhiều hơn đọc chữ. Chính vì vậy, kỹ năng cần có của Content Creator cũng phải đầu tư cho bản thân mình những kiến thức nhất định về hình ảnh bên cạnh việc chỉ chăm chăm trau dồi con chữ.

Phân biệt Content Creator và Content Writer, Copywriter

Trong số chúng ta, không ít thì nhiều cũng có thể sẽ thường bị nhầm lẫn ba thuật ngữ Copywriter, Content Creator và Content Writer với nhau. Có thể bạn không biết, nhưng thực tế đây hoàn toàn là 3 công việc với 3 nhiệm vụ khác nhau. Nếu bạn chỉ có hứng thú thuần với việc viết lách trên các nền tảng như website, social media… thì hãy chọn Content Writer làm công việc của mình.

Hay ngược lại, bạn không phải người thích những thứ lê thê, dài dòng thì hãy chọn Copywriter có nhiệm vụ phụ trách những việc lên ý tưởng viết lời quảng cáo, slogan, tagline cho các thương hiệu hoặc chiến dịch này đó.

Khác với Content Writter và Copywritter thì Content Creator đa năng và đảm nhiệm được nhiều việc hơn rất nhiều. Họ có thể là nhà văn, blogger, youtuber hay là bất kỳ ai. Chỉ cần mang lại được những nội dung có ý nghĩa, giá trị cao theo nét riêng của chính họ truyền tải đến cộng đồng thì bạn đã và đang từng bước trở thành một Content Creator chính hiệu.

Dễ dàng phân biệt 3 thuật ngữ ngành Marketing

Dễ dàng phân biệt 3 thuật ngữ ngành Marketing

Content Creator lương bao nhiêu?

Sau khi tìm hiểu content creator là gì bạn sẽ quan tâm đến mức lương của công việc này. Theo thông tin từ các sàn tuyển dụng, mức thu nhập của một nhân viên Content Creator hiện đang phổ biến từ $394 – $517. Mức lương trung bình của công việc này rơi vào khoảng $623/tháng (Tùy thuộc theo vị trí, kinh nghiệm, kỹ năng và quy mô công ty)

Nếu dựa theo thông tin đánh giá chung từ sàn tuyển dụng thì content creator lương bao nhiêu, mức thu nhập của một Content Creator phổ biến hiện đang dao động từ $394 – $517/ tháng. Mức lương trung bình của công việc này sẽ rơi vào khoảng $623/tháng nhưng còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, vị trí làm việc và quy mô của công ty.

Ngoài ra, nếu không làm việc theo công ty mà làm freelancer thì thu nhập sẽ dựa vào khả năng và kinh nghiệm viết bài của bạn. Mỗi bài trung bình thu nhập từ 100.000 – 150.000 VNĐ.

Content Creator làm việc ở đâu?

Độ phủ sóng của một Content Creator hiện tại rất lớn nên bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm được một vị trí sáng tạo nội dung cho bất kỳ một công ty nào có nhu cầu. Nhưng môi trường phổ biến và giúp một Content Creator có nhiều cơ hội thể hiện bản thân nhất là các Agency, Client hay các Brand về tất cả các mảng như công nghệ, thời trang, ẩm thực…

Nếu bạn không muốn làm trong công ty thì hãy chuẩn bị cho mình một Porfolio và CV thật nổi bật để có thể tìm kiếm được lượng khách hàng cho riêng mình thông qua các trang trực tuyến như: Linkedin, Behance, Canva, Upwork, Fiverr….

Kết luận

Qua bài viết, hy vọng bạn đã nắm bắt được cơ bản những kiến thức về Content Creator là gì? Hay công việc của Content Creator là gì? Và mong rằng MarketingAI đã giúp bạn tìm cho mình được một hướng đi phù hợp cho bản thân!

Khánh Khiêm | MarketingAI

4.6/5 – (14 bình chọn)