Content Creator Là Gì? Người Sáng Tạo Nội Dung Làm Công Việc Gì?
Hiện nay khi tìm hiểu về ngành sáng tạo nội dung, không ít người sẽ bị rối bởi lượng thông tin và kiến thức quá đa dạng của ngành này. Thêm vào đó, nhiều chức danh và vị trí trong mảng content creation cũng khó phân biệt. Content creator là gì? Content creator cụ thể làm công việc gì?
Rất nhiều câu hỏi xung quanh nghề sáng tạo nội dung sẽ được Glints giải đáp trong bài viết này.
Content creation là gì?
Content creation hay sáng tạo nội dung là quá trình nghiên cứu và tạo ra các chủ đề hấp dẫn, thu hút đối tượng mục tiêu (người theo dõi, khách hàng, v.v.).
Trong quá trình này, người sáng tạo nội dung hay content creator sẽ lựa chọn hình thức thể hiện nội dung. Văn bản, blog, email, infographic, ebooks, hình ảnh, video, podcast, âm thanh, v.v., đều là những hình thức content phổ biến.
Content creation
Nhắc đến content creation, chúng ta không thể bỏ qua khái niệm content marketing. Content marketing hay content creation đem về số lượng leads gấp 3X so với marketing truyền thống.
Cả hai đều tập trung vào tạo ra những nội dung có giá trị, thú vị, hướng tới một nhóm đối tượng khán giả nhất định với một mục tiêu cụ thể.
Các bước trong quy trình sáng tạo nội dung
Để nắm qua được nhiệm vụ chính của những nhà sáng tạo nội dung, hãy xem một quy trình sáng tạo nội dung cơ bản theo Hubspot:
- Nghiên cứu từ khoá (SEO research)
- Lên ý tưởng (Ideation)
- Viết/sản xuất nội dung (Writing/Creating)
- Chỉnh sửa nội dung (Editing)
- Xuất bản nội dung (publising)
- Tiếp thị (Promoting)
Còn đây là các bước trong một chiến lược sáng tạo nội dung tổng thể:
Quy trình chiến lược sáng tạo nội dung từ Hubspot
- Tìm hiểu những ví dụ về sáng tạo nội dung
- Lên kế hoạch và chiến lược nội dung
- Bắt tay vào quá trình sáng tạo nội dung
- Lựa chọn công cụ sáng tạo nội dung
- Xây dựng một kế hoạch nội dung hoàn chỉnh
- Phân tích nội dung, đo lường hiệu quả
Content creator là gì?
Content creator là người sáng tạo nội dung. Như đã nêu trên, nội dung có rất nhiều loại, không chỉ giới hạn ở chữ viết. Do đó content creator bao hàm rất nhiều vị trí khác nhau. Họ có thể sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau.
Nếu ai đó hỏi bạn content creator là gì, hãy cho họ thật nhiều đáp án. Writer, copywriter, blogger, Youtuber, TikToker, người dẫn/sản xuất podcast (podcast host), biên tập viên, biên tập video, graphic designer, v.v., đều có thể gọi là content creator.
Trong quá trình sáng tạo nội dung, đôi khi bạn sẽ cần xây dựng một đội gồm nhiều content creator. Trong đó, mỗi người đảm nhận một công việc khác nhau.
Đọc thêm: Phân Biệt Content Writer, Copywriter, Và Content Creator
Công việc của content creator là gì?
Content creator đảm nhận đa dạng công việc trên nhiều nền tảng khác nhau như mạng xã hội, blog, podcast, nền tảng video, livestream, thông cáo báo chí, v.v.
Tuy nhiên đây chỉ là mô tả sơ lược về công việc của một content creator. Cụ thể họ làm những gì phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, lĩnh vực, và đối tượng khán giả.
Một số công việc cụ thể của người sáng tạo nội dung:
1. Phân tích thương hiệu
Content creator có thể tham gia vào đánh giá thương hiệu một cách toàn diện từ giọng nói, tông điệu, điểm manh, điểm yếu, chiến lược đối thủ và đề xuất những chiến lược tiềm năng.
2. Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)
Không chỉ SEO-ers mới có thể đảm nhận công việc này. Tuy không phục trách chính nhưng content creator cũng cần nắm được kiến thức và kỹ thuật SEO cơ bản để áp dụng vào sáng tạo nội dung.
3. Content creator lên ý tưởng nội dung
Là một content creator, bạn chắc chắn sẽ được tham gia vào lên ý tưởng nội dung. Dù là một mình hay làm việc nhóm cùng nhiều content creator khác, bạn cần xác định rõ mục tiêu của nội dung và đối tượng mà nó hướng tới.
4. Content Writing/Copywriting
Viết nội dung là một công việc phổ biến khi nhắc đến content creation. Nội dung viết rất đa dạng tuỳ vào mục đích, đối tượng người đọc, và nền tảng đăng tải.
Content writing/copywriting
Copywriting là những bài viết quảng cáo vói mục đích cuối cùng là để bán hàng. Nó bao gồm nhiều loại nội dung viết khác nhau như bài đăng trên mạng xã hội, blog, hay case study.
5. Thiết kế
Ngoài viết ra thì các yếu tố về hình ảnh vô cùng quan trọng trong sáng tạo nội dung. Hình ảnh được thiết kế chỉn chu, bắt mắt sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem.
Thiết kế hình ảnh còn có mối liên hệ mật thiết với nhận diện thương hiệu. Những sản phẩm thiết kế phổ biến là bộ quảng cáo, banner, infographics, v.v.
6. Sản xuất video
Video là một dạng nội dung thu hút người xem hiệu quả nhất hiện nay. Content creator chuyên về mảng này có thể làm các công việc khác nhau như lên ý tưởng video, viết kịch bản, tham gia quay dựng, chỉnh sửa, v.v.
7. Content creator chỉnh sửa nội dung
To Write Is Human, To Edit Is Devine
Stephen King
Sáng tạo nội dung không chỉ dừng ở việc bạn tạo ra một sản phẩm. Chỉnh sửa nội dung chính là lúc quyết định xem sản phẩm ấy đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.
Đây là một công việc đồng thời một kỹ năng quan trọng mà bất cứ content creator nào cũng cần có.
Chỉnh sửa nội dung là quá trình xem lại, đánh giá, tìm ra lỗi và cải thiện nội dung về cả hình thức lẫn chất lượng.
8. Tiếp thị nội dung
Bạn có thể mang nội dung của mình đến gần hơn với khán giả bằng các kỹ thuật SEO off-page, email marketing, chia sẻ lên mạng xã hội, v.v.
Content creator làm việc ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm một vị trí content creator trong bất cứ công ty nào có nhu cầu. Sáng tạo nội dung hiện diện ở mọi lĩnh vực. Một môi trường phổ biến cho content creator là các agency, công ty thương mại điện tử, thời trang, ẩm thực, v.v.
Người sáng tạo nội dung vẫn là người am hiểu về sản phẩm của mình nhất. Do đó, cũng không khó nếu bạn bắt gặp họ trong đội tiếp thị, truyền thông.
Ngoài ra bạn cũng có thể trở thành một freelancer content creator hay một digital nomad. Công việc sáng tạo cho phép bạn làm việc ở bất cứ đâu.
Những content creators làm việc tự do bằng cách sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook hay Instagram cũng rất phổ biến.
Kỹ năng và thói quen cần thiết đối với một content creator
Nghề sáng tạo nội dung cho phép bạn tự do bay nhảy với trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên, nó vẫn đòi hỏi bạn những kỹ năng cần thiết để “sáng tạo đúng hướng”.
1. Kỹ năng viết
Viết luôn là một kỹ năng cần thiết đối với một người sáng tạo nội dung. Dù làm bất cứ một loại nội dung vào khác không phải văn bản, bạn vẫn cần ít nhiều đến kỹ năng này.
Kỹ năng viết
Việc kết hợp đa dạng nội dung cũng đem lại hiệu quả cao hơn cho một chiến dịch marketing. Chẳng hạn như kết hợp nội dung văn bản với hình ảnh, video, v.v.
Đọc thêm: Biên Kịch Là Gì? Những Bật Mí Xoay Quanh Nghề Biên Kịch
2. Hiểu biết về lĩnh vực mình đang làm
Content creator có thể xuất hiện ở bất cứ lĩnh vực vào. Dù bạn có theo đuổi một lĩnh vực nhất định hay sáng tạo nội dung cho nhiều lĩnh vực khác nhau, hãy thực sự hiểu rõ về chúng.
Việc hiểu rõ một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ lại càng quan trọng nếu muốn tạo ra nội dung chất lượng về lĩnh vực đó. Nghiên cứu kỹ càng từng ngõ ngách trong xu hướng từ quá khứ, hiện tại đến tương lai để biết bạn nên bắt đầu từ đâu.
3. Đặt người dùng làm trung tâm
Nếu muốn hiểu khán giả của bạn, hãy “đi thử chiếc giày của họ”. Tư duy đặt khách hàng hay người đọc làm trung tâm sẽ giúp bạn kể câu chuyện mà họ muốn nghe, viết bài mà họ muốn đọc, tạo ra video mà họ muốn xen.
Các thuật toán của Google hay những công cụ tìm kiếm khác đều đánh giá cao những nội dung trả lời đúng câu hỏi của người dùng. Chính vì vậy khi lên ý tưởng hay dàn bài, hãy nghiên cứu kỹ khách hàng trước và hiểu rõ “nỗi đau” (pain point) của họ.
4. Không ngừng tìm kiếm ý tưởng
Người sáng tạo nội dung cần có ý tưởng liên tục. Những ý tưởng độc đáo có thể nãy ra trong đầu lúc bạn không để ý nhất. Tuy nhiên, sự sáng tạo đôi khi không đến một cách dễ dàng.
Không ngừng tìm kiếm ý tưởng
Việc mà mỗi content creator cần làm là luôn trau dồi kiến thức, trải nghiệm. Đọc nhiều, nghe nhiều, và luôn cập nhật xu hướng xung quanh để có nhiều chất liệu cho nội dung của mình.
5. Kỹ năng tổ chức
Kỹ năng tổ chức sẽ giúp content creator hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Kỹ năng mềm quan trọng này cũng giúp họ phối hợp ăn ý với đồng đội khi cùng tham gia một dự án. Việc hoàn thành nội dung đúng deadline, và quản lý dự án một cách trơn tru sẽ gây dựng lòng tin từ đồng nghiệp và lãnh đạo với họ.
6. Theo dõi, phân tích, rút ra bài học, và cải thiện
Trước khi triển khai một kế hoạch nội dung, mục tiêu hay kết quả thành công luôn là yếu tố được xác định từ đầu. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi, phân tích, và đánh giá liệu nội dung của mình đã đạt được kết quả như mong đợi chưa.
Nếu chưa, việc cần làm là tìm ra lỗi và khắc phục. Đây là cách một người sáng tạo nội dung làm để cuối cùng xuất bản một nội dung giá trị nhất.
Học gì để trở thành content creator?
Ngành sáng tạo nội dung thực sự rất rộng và phát triển nhanh đến chóng mặt. Muốn theo đuổi ngành này, hãy xây dựng cho mình nền tảng marketing và truyền thông. Các khoá học content marketing cũng sẽ giúp ích cho bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể học một mảng nào đó cụ thể trong sáng tạo nội dung.
Nếu bạn thích viết lách, hãy học các khoá học và chuyên ngành về viết, ví dụ như content writing, creative writing, copywriting, v.v.
Nêu bạn thích làm video trên các nền tảng phát video, hãy tìm đến các khoá học quay dựng, lên ý tưởng, và chỉnh sửa video.
Thực tế, từ định nghĩa content creator là gì, chắc bạn cũng thấy được sự đa dạng trong chuyên môn, kỹ năng, cũng như công việc của họ. Cho nên, nếu thực sự đam mê nghề nghiệp này, đừng ngại trang bị cho mình một phạm vi kiến thức và công cụ đa dạng.
Đọc thêm: Để Trở Thành Mội Content Marketer Xuất Sắc, Viết Tốt Liệu Đã Đủ?
Tạm kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về nghề sáng tạo nội dung, cũng như công việc của một content creator. Glints hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về ngành nghề này để có thêm một lựa chọn hay ho cho sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả