Công việc nhân sự gồm những gì
Nhân sự là một trong những hoạt động nòng cốt, quyết định trực tiếp đến sự phát triển trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Do đó công tác nhân sự càng lúc càng được nhiều nhà quản lý doanh nghiệp chú trọng đầu tư.
Nội Dung Chính
Quản lý nhân sự bao gồm những việc gì
Công việc nhân sự gồm các hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lực nội tại của một tổ chức/doanh nghiệp theo cách hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất.
Thu hút ứng viên, giữ chân nhân tài cũng với hoạch định kế hoạch nhân lực là điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ tổ chức hay công ty nào.
Tuy nhiên, khi quy mô công ty ngày càng mở rộng và phát triển, khoảng cách giữa các cấp quản lý, lãnh đạo cùng nhân viên trong công ty sẽ càng giãn cách. Người làm nhân sự sẽ chịu nhiệm vụ làm cầu nối giữa hai bên và giải quyết vấn đề này.
Người quản lý nhân sự phải có cái nhìn bao quát.
Công việc nhân sự đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về nhiều khía cạnh của con người, con người chính là yếu tố trung tâm khi doanh nghiệp phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực đều có mục tiêu cuối cùng là tạo mức điều kiện cao nhất để nhân viên có thể phát huy hết khả năng làm việc, tăng hiệu suất lao động, giảm lãng phí nguồn nhân lực của tổ chức.
Công việc nhân sự đều được áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động, không chỉ riêng gì trong các công ty sản xuất kinh doanh.
Những công việc của người quản lý nhân sự.
Công việc nhân sự:
– Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng;
– Liên hệ với các đơn vị cung ứng dịch vụ tuyển dụng nhân sự để tuyển nhân viên cho công ty;
– Vận hành hệ thống lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng quy định của công ty;
– Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh giá thực hiện công việc tại các phòng ban, đơn vị đúng quy định;
– Theo dõi và giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho người lao động toàn công ty;
– Theo dõi, cập nhật và quản lý hồ sơ, danh sách lao động công ty;
– Thực hiện các công việc khác liên quan dưới sự chỉ đạo của trưởng ban nhân sự;
– Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên.
Vì lẽ đó, một nhân viên hành chính cần phải:
– Am hiểu Luật lao động, bảo hiểm, quy chế lương thưởng, ngày phép là yêu cầu bắt buộc;
– Có kinh nghiệm tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo;
– Tính cách hướng ngoại, năng động, hòa đồng;
– Có khả năng xử lý tình huống tốt.
Các chức danh trong phòng nhân sự
Không chỉ có tuyển dụng, phòng nhân sự còn rất nhiều chức năng khác như tính toán tiền lương, giúp nhân viên mới gia nhập văn hóa doanh nghiệp, lập kế hoạch đào tạo nhân viên… Vậy, phòng nhân sự gồm những bộ phận nào và chức năng của mỗi vị trí này là gì?
Chức năng bộ phận tuyển dụng
– Tiến hành lập kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng đáp ứng nhu cầu hoạt động, phát triển của doanh nghiệp.
– Tiếp cận kênh truyền thông để đưa thông tin tuyển dụng đến gần hơn với ứng viên tiềm năng.
– Tạo mối liên kết với các nguồn cung ứng nhân lực chất lượng: Trường Đại học, Cao đẳng, đơn vị đào tạo nghề… phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của đơn vị.
– Trực tiếp đề xuất với cấp trên các ý tưởng nhằm nâng cao chất lượng công việc của nhân viên tại công ty và bộ phận nhân sự nói riêng.
– Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan với tính pháp lý tuyển dụng.
Chức năng bộ phận tiền lương
Nhân sự thuộc bộ phận tiền lương có nhiệm vụ:
– Tính toán tiền lương và các chế độ chính sách phúc lợi có liên quan cho nhân viên công ty.
– Tính toán, quyết toán mức thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên có mức thu nhập đóng thuế theo quy định pháp luật.
– Thông báo các quy định, chính sách: Ca làm việc, tài khoản cá nhân, chính sách khác cho nhân viên.
– Triển khai các quyết định về lương, thưởng cùng các báo cáo có liên quan đến nhân viên.
Chức năng bộ phận quản lý hợp đồng
– Phụ trách quản lý hợp đồng lao động cho nhân viên.
– Phụ trách hướng dẫn nhân viên mới nắm rõ về hợp đồng lao động, tiền lương, chính sách phúc lợi tại công ty.
– Tiến hành theo dõi, thực hiện các chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng theo quy định.
– Lập báo cáo theo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ thị cấp trên.
Chức năng bộ phận bảo hiểm
– Phụ trách công việc đăng ký và trích nộp tiền các loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho nhân viên.
– Thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến ốm đau, thai sản cho nhân viên.
– Tiến hành rà soát để làm thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên theo quy định.
– Thực hiện báo cáo định kỳ cho cấp trên và các công việc khác theo yêu cầu.
Chức năng bộ phận đào tạo
– Tiến hành lập kế hoạch và triển khai đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc.
– Đảm bảo kế hoạch đào tạo diễn ra đúng thời hạn và đạt chất lượng.
– Giám sát, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo đã thực hiện.
– Đưa ra giải pháp với mục tiêu nâng cao mặt bằng chung của nhân viên, đáp ứng tiêu chuẩn phát triển tại công ty.
– Lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện liên quan tới đào tạo.
– Thiết lập danh sách và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các chương trình, sự kiện đào tạo nhân viên.
– Hướng dẫn, đào tạo quy định, nội quy và văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới.
Tố chất của người làm nhân sự
Lĩnh vực quản lý nhân sự đang trở thành một trong những ngành nghề hot nhất, thu hút một lượng lớn ứng viên.
Vậy những yếu tố cần thiết để gia nhập ngành nhân sự là gì?
- Khả năng đánh giá tình hình và sự thận trọng trước khi ra quyết định: Bộ phận nhân sự là nơi thu thập và lưu trữ thông tin về nhân viên do đó nguyên tắc bảo mật ở nơi đây luôn phải được đặt lên hàng đầu.
- Người làm nhân sự cần phải biết cách giữ những thông tin cơ mật như tình hình biến động nhân sự trong doanh nghiệp, mức lương của nhân viên hay đánh giá hiệu suất công việc của từng người.
- Biết cách cư xử đúng mực và lắng nghe chủ động: Tố chất của người làm nhân sự được thể hiện ngay trong những hoạt động hàng ngày bởi bộ phận nhân sự tiếp xúc với tất cả mọi người trong công ty. Nếu không có khả năng giao tiếp tốt, bạn có lẽ không thích hợp với ngành quản lý nhân sự.
- Ngoài ra người làm nhân sự còn phải biết cách tạo dựng và duy trì tốt các mối quan hệ với người cả trong và ngoài công ty, biết cách sử dụng và điều phối nguồn lực sao cho hiệu quả.