Công việc của QAQC sẽ làm những gì?

Để đạt hiệu quả trong tất cả các khâu sản xuất/dịch vụ thì cần phải có sự kiểm soát chất lượng (QC) để đảm bảo chất lượng (QA). Do đó, kỹ sư QAQC chắc chắn đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống của nhà máy sản xuất. Hãy cùng Viện UCI tìm hiểu về những lợi ích mà nghề QAQC mang lại cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai các bạn nhé.

QA: Quality Assurance (Engineer) là kỹ sư đảm bảo chất lượng.

Công việc chính là thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi đang áp dụng. Ví dụ: hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000,…

Trong quy trình hệ thống chất lượng tại công ty thường áp dụng chia là 3 cấp (level): đứng đầu là chính sách chất lượng.

– Cấp I : Sổ tay chất lượng.

– Cấp II : Quy trình hệ thống chất lượng.

– Cấp III: Các quy trình áp dụng hay hướng dẫn công việc cho sản phẩm hoặc chi tiết gia công hoặc đang gia công.

Ngoài ra nhân viên QA còn đảm trách các công việc như:

– Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hàng năm của công ty.

– Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất.

– Phối hợp với bên sản xuất khi có khách hàng đánh giá công ty.

– Lưu hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình và quy định (ví dụ: các báo cáo hồ sơ hoàn thành dự án).

– Đánh giá nhà cung cấp, thầu phụ thực hiện các công việc hiện tại của công ty.

– Thực hiện việc huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình cũng như những thay đổi của hệ thống và quy trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Quality Control (Engineer) là kỹ sư Quản lý chất lượng.

Đây là những người trực làm kiểm tra cho các sản phẩm thực tế từng công đoạn của sản xuất.

– Lập kế hoạch kiểm tra.

– Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.

– Lập các báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.

– Lập các báo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra.

– Kênh thông tin với giám sát khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm.

Kỹ sư QC đòi hỏi phải có kiến thức về sản phẩm đang làm, hiểu nội dung bản vẽ, thứ tự các công đoạn sản xuất. Giám sát thường xuyên và trực tiếp tại hiện trường sản xuất.

Ngoài ra, đối với phòng thí nghiệm thì nhiệm vụ của QC là quản lý toàn khâu trong từng quy trình, kiểm tra khuyết tật (lỗi) của sản phẩm,…

Thấu hiểu từng tính năng và tầm quan trọng của QA và QC, Viện Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh đã phối hợp thật hiệu quả cả hai tính năng trên trong khóa học QAQC. Nội dung khóa học không những truyền tải đầy đủ cả hai chuyên ngành QA và QC mà còn giúp các bạn thực hành những kỹ năng như vận hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chuyên nghiệp.