Công ty cổ phần IN AN GIANG

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:
– Chất lượng hình ảnh cao nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
– Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
– Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
– Các bản in có tuổi thọ lâu hơn vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ.

Công nghệ sau in

Một số công đoạn sau in:

Cắt, cán màng, cán gân, tráng phủ bề mặt, ép kim/ ép nhủ, dập chìm/nổi, bế, cấn, bế cửa sổ, cấn răng cưa, dán cửa sổ, bắt cuốn, đóng cuốn, đóng số nhảy,…

Tráng phủ bề mặt

Phủ lên bề mặt giấy một lớp hóa chất nhằm tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt tờ in không bị trầy xước.
Có 2 dạng phủ:
– Tráng phủ vẹc-ni.
– Tráng phủ UV, có 2 dạng UV là UV toàn phần (tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) và UV định vị (chỉ tráng phủ những chi tiết cần thiết).

Cán màng

Một lớp màng nhựa (PE, PP) được cán/ép lên bề mặt tờ in (1 hoặc 2 mặt) nhằm bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước, tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Có 2 dạng màng:
– Màng bóng làm tăng độ bóng bề mặt, thích hợp cho những sản phẩm cần nổi bật về hình ảnh.
– Màng mờ tạo cảm giác sang trọng cho sản phẩm (sản phẩm sau khi cán màng mờ sẽ cho màu sắc đậm hơn).

Cán gân

Tờ in đi qua máy cán gân, bộ phận chính là 2 trục kim loại, một trục có tạo vân trên bề mặt sẽ ép lên bề mặt tờ in, làm biến dạng & tạo ra các hoa văn. Có thể kết hợp cán màng, cán gân để tạo được hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm. Thường thấy sử dụng khi in bìa tập học trò, bìa sách hoặc thiệp mừng.

Dán cửa sổ

Thường dùng cho bao bì giấy. Sản phẩm được bế thủng một ô cửa sổ, sau đó áp vào đó một lớp màng nhựa trong suốt, mục đích để người dùng có thể quan sát được sản phẩm chứa bên trong. Việc dán cửa sổ có thể được thực hiện thủ công hoặc dán bằng máy tự động.

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN IN AN GIANG