Công ty có phải trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động nghỉ việc?
Khi nghỉ việc, người lao động thường có nhu cầu lấy lại hồ sơ xin việc . Lúc này, doanh nghiệp có buộc phải trả hồ sơ xin việc cho người lao động không?
Có phải trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động nghỉ việc?
Thông thường khi ứng tuyển, các công ty sẽ yêu cầu người lao động nộp các loại giấy tờ sau:
– Đơn xin việc.
– CV xin việc.
– Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương.
– Giấy khám sức khỏe.
– Bản sao bằng cấp, chứng chỉ liên quan.
– Ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6).
– Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.
Nếu trúng tuyển, những giấy tờ trên sẽ được công ty giữ lại để hoàn thiện hồ sơ và thực hiện các thủ tục liên quan như tham gia bảo hiểm, kê khai thuế…
Khi người lao động nghỉ việc, các giấy tờ của bộ hồ sơ xin việc sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động như sau:
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Theo quy định này, công ty buộc phải trả lại cho người lao động bản chính các loại giấy tờ thuộc bộ hồ sơ xin việc đã giữ trong quá trình làm việc.
Còn các loại giấy tờ dạng bản sao, công ty không có trách nhiệm trả lại cho người lao động khi người đó nghỉ việc.
Ngoài việc yêu cầu trả lại giấy tờ gốc, người lao động còn có thể đề nghị công ty cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc để phục vụ cho quá trình làm việc sau này tại công ty mới.
Không trả giấy tờ khi người lao động nghỉ việc, công ty có bị phạt?
Như đã đề cập, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lại bản chính các loại giấy tờ đã giữ của người lao động.
Nếu cố tình giữ lại nhằm gây khó dễ cho người lao động, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định tại Điều 12 Nghị định
Nếu cố tình giữ lại nhằm gây khó dễ cho người lao động, công ty sẽtrong lĩnh vực lao động theo quy định tại Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Theo đó, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm mà mức phạt áp dụng người sử dụng lao động sẽ là khác nhau:
– Có từ 01 – 10 người lao động bị vi phạm: Phạt 01 – 02 triệu đồng.
– Có từ 11 – 50 người lao động bị vi phạm: Phạt 02 – 05 triệu đồng.
– Có từ 11 – 100 người lao động bị vi phạm: Phạt 05 – 10 triệu đồng.
– Có từ 101 – 300 người lao động bị vi phạm: Phạt 10 – 15 triệu đồng.
– Có từ 301 người lao động bị vi phạm trở lên: Phạt 15 – 20 triệu đồng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022, mức phạt nói trên được dành cho người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi số tiền đã nêu.
Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại bản chính các giấy tờ đã giữ của người lao động (căn cứ điểm b khoản 4 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Công ty có phải trả lại hồ sơ xin việc không?” Nếu vẫn còn vướng mắc pháp lý liên quan đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.
>> Xin nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng: Nắm rõ 7 quy định sau