Công thức làm 3 món chay ngày Tết cho mâm cúng thêm thanh tịnh
Thực đơn hàng ngày – – 2021-02-11T22:43:00+07:00
Hiện nay, món ăn chay được rất nhiều gia đình Việt dùng để đón chào năm mới cũng như ngày rằm. Ngoài những món chay thông dụng đơn giản hàng ngày như: đậu phụ chiên, rau luộc, rau củ xào,… chị em có thể tham khảo thêm một số món sau đây cho mâm cơm ngày Tết thêm đa dạng và đặc sắc.
Nội Dung Chính
Bánh bao chay – gói trọn yêu thương ngày Tết
Ngày Tết bạn đã chán ngấy với những mâm cơm đầy thịt cá thịnh soạn. Bánh bao chay sẽ là món chay ngày Tết đầu tiên trong chuỗi những món chay thịnh soạn. Là giải pháp cho bạn và gia đình vừa tránh xa những món ăn nhàm chán đem lại cảm giác lạ miệng hơn.
Nguyên liệu:
- Vỏ bánh: bột bánh mì đa dụng, men, nước hoặc sữa tươi, một ít nước cốt dừa. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có loại bột bánh bao pha sẵn, vô cùng tiện lợi, dễ nhà và lên men nhanh chóng. Cac bạn có thể tìm và tham khảo thêm.
- Nhân bánh: đậu phụ, nấm đông cô, nấm hương, khoai môn, hành tím. Tuy nhiên các bạn có thể linh động thay đổi loại nhân bên trong theo tùy sở thích và khẩu vị của mình.
3 bước đơn giản để có một món chay ngày Tết ngon miệng
- Cách làm nhân: Nấm hương, nấm đông cô, hành tím rửa sạch cắt nhỏ. Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch sau đó bào sợi. Đậu phụ chà nhuyễn. Trộn tất cả các các thành phần trên lại nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Cách làm vỏ bánh: Trộn bột mì cùng một ít men, sữa tươi hoặc nước. Để vỏ bánh thơm hơn các bạn có thể hòa thêm một ít nước cốt dừa đặc. Muốn vỏ bánh đẹp sau khi hấp chín các bạn nên thêm một ít dầu ăn trong quá trình nhồi bột ( trước khi đem đi ủ). Quá trình làm vỏ bánh bao chay vẫn tương tư như bánh bao thường.
Sau khi vỏ bánh được ủ nở, các bạn nên chia vỏ bánh thành từng khối nhỏ vừa ăn. Ủ lại lần 2 với thời gian ngắn hơn. Nhân chúng ta nên chia thành những viên nhỏ. Sau đó bọc lại bằng vỏ bánh đã được ủ nở. Sắp bánh vào nồi hấp trong vòng 15 – 20 phút là bạn đã hoàn thành món chay đầu tiên rồi đấy. Đừng quên cho một ít nước cốt chanh vào nước hấp để vỏ bánh luôn được trắng trong.
Chả giò chay – thay thế chả giò truyền thống trong ngày Tết cổ truyền
Chả giò truyền thống chắc hẳn là món ăn không thể thiếu ở bất kỳ gia đình nào trong Tết cổ truyền. Tuy nhiên đối với những gia đình ăn chay không thể dùng loại chả giò, chả giò chay sẽ là cứu cánh cho gia đình bạn.
Với những nguyên liệu cũng như cách làm vô cùng đơn giản bạn đã có món chả giò chay như ý cho ngày Tết:
Nguyên liệu:
- 500 gam phù trúc. Bạn có thể sử dụng phù trúc tươi để chả được tươi ngon hơn. Tuy nhiên nếu không có các bạn có thể thay thế bằng phù trúc khô.
- 3 gốc hành ba rô.
- Lá chuối, lạt tre.
- Gia vị: muối, hạt nêm chay, tiêu, dầu ăn,….
Cách chế biến chả giò chay ngon cho món chay ngày Tết:
Bước 1:
Hành ba rô các bạn cắt nhỏ sau đó phi vàng thơm. Tuy nhiên, chúng ta không dùng hành đã phi mà dùng dầu hành này để ướp phù trúc. Bằng cách này phù trúc sẽ thơm hơn. Hành đã phi các bạn có thể ăn cùng bánh cuốn hoặc các món gỏi chay cũng rất ngon.
Bước 2:
Lá chuối các bạn lau sạch hai mặt. Dùng 1 – 2 lá cắt thành những mảnh với chiều ngang khoảng 15cm dùng để bịt hai đầu chả.
Bước 3:
Để phù trúc được trong hơn, các bạn ngâm bằng 1 ít nước ấm trong vòng 15 phút. Sau khi nước đục, các bạn đổ ra rửa và vắt khô. Tiếp tục rửa vài lần đến khi thấy nước trong hơn.
Nếu là phù trúc khô, các bạn nên ngâm trước đó lâu hơn để chúng mềm ra rồi bắt đầu rửa.
Bước 4:
Ướp chả giò: Với 500g phù trúc các bạn cho 2 thìa canh dầu hành đã chuẩn bị trước đó cùng với 1/2 thìa cà phê muối, hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê hạt. Độ nhạt mặn của chả các bạn có thể tùy ý nêm nếm sao cho hợp khẩu vị.
Bước 5:
Cách gói chả lụa vẫn tương tự như gói bánh Tết. Các bạn trải dài 2 tấm lá chuối, sau đó cho phù trúc đã ướp vào. Cho phù trúc vào một góc, sau đó đè nặng tay cuộn chặt lại.
Sau khi cuộn chặt chả, cố định thân giữa bằng dây lạt như cách buộc bánh Tết. Tiếp theo gập một đầu lá chuối lại, đẩy phần phù trúc xuống dưới đáy gập. Gấp gọn lá chuối lại, sau đó phủ lên đầu thêm 2 miếng lá chuối nhỏ đã chuẩn bị trước đó. Cuối cùng là cố định đầu lại sao cho chặt. Làm tương tự cho đầu chả còn lại.
Sau khi hoàn thành xong tất cả các công đoạn trên cho 500g phù trúc. Các bạn mang chả giò đi hấp là đã có ngay một món chả giò chay thơm ngon. Thay cho món chả giò truyền thống mà người ăn chay không thể dùng được.
Gỏi ngó sen – món gỏi ngon trong món chay ngày Tết
Một món gỏi hiện diện ở hầu hết mọi mâm cơm cúng giỗ ngày thường cũng như ngày Tết. Các bạn cũng có thể làm gỏi ngó sen chay để bổ sung vào mâm cơm chay ngày Tết thêm đủ đầy.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Ngó sen, cà rốt, lạc rang hoặc hành phi thơm, dưa leo, rau răm, rau mùi, chanh, muối, đường,…
Cách chế biến:
- Ngó sen sau khi được rửa sạch, cắt khúc dài 4 – 5cm sẽ được chẻ làm đôi. Để ngó sen không thâm đen các bạn nên ngâm ngó sen cùng một ít muối. Sau đó vớt ra để ráo.
- Cà rốt gọt vỏ, cắt đoạn 4 -5cm sau đó thái sợi. Dưa leo rửa sạch, thái lát.
- Các loại rau thơm rửa sạch, thái rối.
- Góp phần làm nên một món gỏi tuyệt vời không thể không kể đến chén nước trộn ngon. Nước trộn sẽ được pha tỷ lệ như sau: mắm – nước cốt chanh – đường tương xứng với nhau là 1 – 2 – 1. Sau đó khuấy cho tan đều, nếu thích ăn cay bạn có thể thêm vài lát ớt cắt mỏng.
- Cho tất cả các nguyên liệu ( trừ rau) cùng nước trộn vào, trộn đều. Để 15 – 20 phút cho thấm đều. Đến khi ăn các bạn hãy cho rau, lạc rang giã nhỏ hoặc hành phi. Trộn nhẹ lần nữa và bày ra đĩa là bạn đã có ngay một món chay ngày Tết thơm ngon mà không chán ngấy rồi.
Trên đây là 3 món chay ngày Tết vô cùng thịnh soạn không thể thiếu trong mâm cơm chay nhà bạn. Tasty Kitchen hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn và gia đình thêm gắn kết, thêm yêu thương qua những món ăn thanh tịnh này.