Công nhân nghèo: Nghèo vật chất, đói tinh thần – JobsGO Blog

Đánh giá post

Công nhân chiếm tỷ lệ hơn 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội. Hàng năm, họ tạo ra hơn 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, lợi ích được hưởng của một bộ phận công nhân vẫn còn rất hạn chế. Lương, thưởng thấp; nhiều quyền lợi không được đảm bảo, khiến họ mãi trong cảnh “công nhân nghèo”.

công nhân nghèocông nhân nghèo

Kiếp sống của những người công nhân nghèo

Người không trong ngành thì nói làm công nhân sẽ ổn định. Nhưng trên thực tế, cuộc sống của phần đông trong số họ lại chẳng mấy dễ dàng.

TÌM VIỆC LÀM Công nhân

Công nhân nghèo về vật chất

Nếu may mắn, người lao động có thể tìm được công việc tại một xí nghiệp ngay tại quê hương. Mặc dù mức lương không cao, nhưng về cơ bản, cuộc sống vẫn được duy trì ở mức đủ ăn, đủ mặc. Khi đó, họ có thể làm việc tới tận lúc về hưu.

Tuy nhiên, không phải xã, huyện nào cũng có nhà máy, xưởng sản xuất. Nhiều người buộc phải tới các tỉnh thành khác – nơi có các khu công nghiệp lớn để làm việc. Lúc này, họ mới thực sự thấm thía về cảnh công nhân nghèo khó.

Xét mặt bằng chung, lương công nhân tại các khu công nghiệp thường cao hơn những nơi khác. Dẫu vậy, thu nhập của họ, nhất là những người công nhân ngoại tỉnh vẫn chẳng thể đảm bảo đời sống. Ngoài tiền ăn uống, chi tiêu thông thường, người lao động còn phải trích thêm một khoản để trả tiền nhà trọ.

? Xem thêm: Tìm hiểu về nghề công nhân may: Những thách thức và cơ hội việc làm

Công nhân nghèo cả tinh thần

công nhân nghèo vật chất, đói tinh thầncông nhân nghèo vật chất, đói tinh thần

Hiện nay, tỷ lệ tăng ca, thêm giờ của nhiều nhà xưởng vượt quá quy định, khiến người lao động không có thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, học tập để nâng cao trình độ. Đối với họ, nhà trọ cũng chỉ là chỗ ngả lưng qua đêm. Phần lớn công nhân tại các khu công nghiệp đang rơi vào tình trạng 5 không: không sách báo, không ti-vi, không văn hóa văn nghệ, không thể thao, không tự chủ nhà ở.

Chính vì vậy, hầu hết công nhân ngoại tỉnh đều không xác định gắn bó lâu dài với công việc. Họ chỉ định làm một hai năm, chắt chiu, dành một khoản vốn nhỏ để sau đó trở lại quê hương, tìm kiếm công việc khác.

Cái nghèo càng thêm rõ ràng vào thời điểm dịch COVID-19 hoành hành

Vào những tháng giãn cách xã hội; cái nghèo, cái khó của người công nhân hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết. Không được đi làm, không có tiền lương, cuộc sống vốn khốn khó lại càng thêm phần khó khăn. Thế mới thấy, ngay sau khi thành phố mở cửa trở lại, hàng ngàn người lao động đã quyết định trở lại quê hương.Vì vậy, dù nhu cầu tuyển dụng cuối năm được dự báo sẽ tăng cao; song theo Cục Việc làm, dự kiến số lao động quay trở lại làm việc chỉ còn khoảng 60-70%, tạo nghịch lý lớn về cung – cầu lao động.

? Xem thêm: Những lưu ý và quy định không thể bỏ qua khi làm công nhân thời vụ

STT đời công nhân nghèo

stt công nhânstt công nhân

Nói về cảnh nghèo khó của người công nhân, chúng ta có thể nói “ba ngày, ba đêm” chẳng hết chuyện. Thế nên, trên Facebook mới tràn ngập “hàng tá” những Status; hình ảnh những xóm trọ, những bữa bữa cơm của người “công nhân nghèo”.

Dưới đây là một vài STT về cuộc sống của người công nhân mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trên mạng xã hội.

1. Thân em như kiếp con tằm, kiếm ăn được mấy đêm nằm nhả tơ

Cả đời chẳng dám ước mơ, ngày làm vất vả mong chờ đến lương.

 

2. Đời công nhân chỉ biết sống lặng im

Sáng tinh mơ lo tìm đồ lót dạ

Khi gói mì tôm cùng ly nước lã

Chiều ổ bánh mì vội vã tăng ca

 

3. Đời công nhân như con nước giữa dòng

Cứ nổi trôi bềnh bồng không lối thoát

Nghĩ tương lai mà ngậm ngùi chua sót

Cũng phận đời sao chẳng được như ai

 

4. Đời anh nghèo lấy đâu ra mộng đẹp

Kiếp công nhân thu hẹp chuyện yêu đương

 

5. Tay tôi bẩn nhưng tạo ra tiền sạch

Đời công nhân tuy nghèo nhưng nhân cách tôi cao

 

6. Người ta giàu mang tình yêu ra đập phá

Còn tôi nghèo chỉ biết nhặt từng mảnh vá thành tình yêu

 

7. Cuộc sống công nhân lấy đâu ra mộng đẹp

Lấy sức khoẻ đổi lấy từng đồng tiền

 

8. Thân phận nghèo một đời làm mướn

Nơi xứ người vất vưởng mưu sinh

Viễn vọng cuộc sống hữu tình

Xứ lạ phải chịu chỉ mình lẻ loi

Cần đẩy mạnh các chính sách giúp ổn định đời sống công nhân

chính sách hỗ trợ công nhânchính sách hỗ trợ công nhân

“Giáo dục” công nhân về về cách tự bảo vệ quyền lợi của mình

Bộ luật Lao động 2019 đã có hiệu lực từ năm 2021, giúp bảo vệ nhiều hơn quyền lợi cho người công nhân. Theo đó, công nhân sẽ:

  • Có thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương.

  • Tăng tuổi nghỉ hưu để hưởng lương hưu.

  • Không còn hợp đồng lao động thời vụ.

  • Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do.

  • Được nghỉ việc mà không cần báo trước trong một số trường hợp.

  • Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương.

  • Có thể được thưởng bằng tiền, hiện vật hoặc hình thức khác.

  • Được nghỉ giữa giờ nhưng không tính vào giờ làm việc.

  • Sa thải ngay với người quấy rối tình dục.

  • Lao động nữ được ưu tiên giao kết hợp đồng.

Luật đã có, song không phải doanh nghiệp nào cũng tuân thủ điều này. Và người lao động cũng không có kiến thức về pháp luật để bảo vệ chính quyền lợi của bản thân. Vì vậy, Công đoàn cần tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông, giúp người lao động hiểu rõ hơn các lợi ích mà họ được hưởng.

Cần có thêm nhà ở công nhân

Trên toàn quốc hiện có 2.580.000m2 nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Số nhà này chỉ đủ bố trí cho khoảng 330.000 người, trong khi cả nước có đến hàng chục triệu công nhân.

Không có nhà ở là một trong những nguyên nhân chính khiến người lao động cảm thấy bất ổn và không có ý định làm việc lâu dài tại các khu công nghiệp. Chính vì vậy, nhà nước cần có thêm những chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của công nhân.

? Xem thêm: Nhà ở công nhân: Nhu cầu cao, nhưng đáp ứng chưa đủ

Đảm bảo đời sống tinh thần cho người công nhân

Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng, thực hiện chính sách bảo đảm công nhân có việc làm; thu nhập, đời sống vật chất ổn định; Công đoàn cũng cần đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, chẳng hạn như:

  • Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ.

  • Tổ chức thi đấu thể dục, thể thao hàng tháng, hàng quý.

  • Tổ chức tham quan, nghỉ mát hàng năm.

Hi vọng rằng, Chính phủ, các tổ chức ban ngành đoàn thể sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ và các hoạt động thiết thực giúp ổn định đời sống người lao động. Chỉ có như thế, chúng ta mới thôi không còn phải chứng kiến cảnh công nhân nghèo.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner