Công nghiệp hóa là gì? Tìm hiểu về công nghiệp hóa hiện nay – Solution IAS

Công nghiệp hóa là gì? Tìm hiểu về công nghiệp hóa hiện nay đối với nền kinh tế – xã hội thế giới và những mục tiêu của Việt Nam trước sự hội nhập này nhé.

Khái quát về công nghiệp hóa

1. Công nghiệp hóa là gì?

Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, v.v… Hay nói cách khác đây là quá trình chuyển dịch của nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Từ nền công nghiệp sản xuất sử dụng lao động thô sơ, thủ công đơn giản sang sản xuất công nghiệp với phương pháp tiên tiến, công nghiệp hiện đại làm tăng năng suất lao động.

Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế – xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên. Dầu vậy, những thay đổi về mặt triết học là nguyên nhân của công nghiệp hóa hay ngược lại thì vẫn còn tranh cãi.

2. Lịch sử công nghiệp hóa

Anh là nước tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên. Đây cũng là quê hương của Cách mạng công nghiệp và thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới là Manchester.

Sau đó đến nửa cuối thế kỷ 20, nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba bắt đầu các chương trình công nghiệp hóa dưới sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ hoặc Liên Xô.

Nỗ lực này ở một số nước Đông Á thành công hơn ở các nơi khác trên thế giới . Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, Hoa Kỳ là quốc gia có sản lượng công nghiệp đứng đầu thế giới năm 2005, tiếp sau nó là Nhật Bản và Trung Quốc.

Cơ chế phát triển chủ đạo hiện nay theo các tổ chức tổ chức phát triển quốc tế (Ngân hàng thế giới, OECD, các tổ chức của Liên hợp quốc và các tổ chức tương tự quốc tế khác) là giảm nghèo. Cơ chế này vẫn nhấn mạnh vào sự tăng trưởng kinh tế, nhưng tin rằng các chính sách công nghiệp hóa truyền thống không mang lại hiệu quả dài hạn. Việc tạo ra và hỗ trợ những ngành công nghiệp nội địa kém hiệu quả là vô ích trong một thế giới tự do thương mại hiện nay.

Ảnh hưởng của công nghiệp hóa

Ảnh hưởng của công nghiệp hóa

1. Kinh tế

Ngay từ thời xưa, người ta đã nhận ra rằng không có công nghiệp thì kinh tế không giàu lên được. Kinh tế tăng trưởng nhiều hơn thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn ở các khu công nghiệp, nâng cao năng luất cao động.

Khi công nghiệp với đặc trưng quy mô sản xuất lớn phát triển, nó sẽ cần nhiều đầu vào hơn và cần thêm thị trường tiêu thụ, nên công nghiệp hóa làm cho thương mại nội địa lẫn thương mại quốc tế phát triển. Công nghiệp phát triển thu hút nhiều lao động hơn, làm tăng thu nhập cho họ nhưng cũng dễ làm họ mất việc hơn vào những lúc suy thoái kinh tế hay xí nghiệp phá sản.

2. Xã hội

Công nghiệp hóa nảy sinh những vấn đề của riêng nó. Những áp lực của đời sống hiện đại gồm ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nước, dinh dưỡng nghèo nàn, máy móc nguy hiểm, công việc cộng đồng, sự cô đơn, vô gia cư và lạm dụng vật chất. Những vấn đề sức khỏe ở các quốc gia công nghiệp gây ra bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ phát triển. Sự hình thành và phát triển của các đô thị lại dẫn tới sự bùng nổ dân số, và sự phát triển của xã hội đại chúng. Từ đó, chế độ chính trị và pháp luật cũng có những thay đổi. Những tập quán và truyền thống của xã hội nông nghiệp bị mai một. Công nghiệp hóa làm tăng sự mất công bằng trong phân phối thu nhập giữa các địa phương, các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội.

Công nghiệp hóa dẫn tới ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp gia tăng.

Trước kia, quá trình công nghiệp hóa dẫn tới gia tăng nhu cầu về nguyên liệu và thị trường là nguyên nhân của việc các nước phương Tây đi xâm chiếm thuộc địa. Và mâu thuẫn trong xâm chiếm thuộc địa dẫn tới hàng loạt cuộc chiến tranh trong đó ác liệt nhất là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.

Các mô hình công nghiệp hóa

1. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

Đây là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên trong lịch sử được gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được diễn ra tại Anh từ giữa thế kỷ 18. Mô hình này tập trùn vô các ngành công nghiệp nhe, nông nghiệp và cuối cùng là công nghiệp nặng.

Qúa trình này bắt đầu từ Anh, lan rộng qua Pháp, Nga, Đức, Mỹ,… trong một thời gian tương đối dài từ 60 đến 80 năm.

Mô trình công nghiệp hóa cổ điển này đem lại nhiều mâu thuẫn, tranh cãi gay gắt bởi hai tầng lớp là tư bản và lao động, giữa các nước tư bản với nhau, giữa các nước tư bản và các nước thuộc địa. Lý do xảy ra những mâu thuẫn này là do nguồn vốn để công nghiệp hóa xuất phát từ việc bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản người sản xuất nhỏ, xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa.

Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

2. Mô hình công nghiệp hóa Liên Xô (cũ)

Mô hình này được gây dựng đầu tiên vào năm 1930 bởi Liên Xô, sau đó lan tỏa mạnh mẽ đến các nước XãHCN và Đông Âu vào năm 1945. Đặc trưng của mô hình này là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như cơ khí chế tạo máy. Nhà nước có vai trò quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh.

Giai đoạn đầu mô hình này rất hiệu quả, khiến sản lượng Công nghiệp tại Liên Xô vươn lên đứng đầu Châu Âu và chỉ đứng thứ hai sau Mỹ. Đây được đánh dấu là thời gian hoàn thành công nghiệp hóa ngắn nhất trên thế giới được ghi nhận.

Tuy nhiên ở giai đoạn sau khi khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển và tiến bộ. Lúc này hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh ở Liên Xô tỏ ra lạc hậu, không còn thích ứng được, làm kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới. Mô hình Công nghiệp hóa này bị xụp đổ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX.

Mô hình công nghiệp hóa Liên Xô (cũ)

3. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới

Ở mô hình này các nước như Nhật Bản, NICs đã sử dụng chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, tận dụng những lối đi tắt thông qua tiếp nhận công nghệ và đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Bằng việc nhập khẩu công nghệ và từng bước sáng tạo công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu.

Thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước, cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước thu hút nguồn lực ngoài để tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Kết quả chỉ sau 20 – 30 năm đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới

Kết quả của mô hình giúp bạn nhận ra được rằng, trong thời đại ngày nay các nước đi sau nếu biết khai thác tốt lợi thế trong nước và tận dụng, tiếp thu những nguồn lực, đặc biệt là những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại của các nước đi trước, thì sẽ rút ngắn được quá trình phát triển.

Việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại có thể thực hiện bằng các con đường cơ bản sau:

  • Thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo, hoàn thiện dần dần trình độ công nghệ từ thấp đến cao.
  • Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn.
  • Phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Kết hợp vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn.

Vai trò công nghiệp hóa là gì?

Công nghiệp hóa hiện đại hóa có tác dụng to lớn và toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

  • Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.
  • Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông dân và trí thức.
  • Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia.

Mục tiêu công nghiệp hóa tại Việt Nam

Mục tiêu công nghiệp hóa tại Việt Nam

Việt Nam đã và đang dần trở mình từ nền kinh tế nông nghiệp, thủ công sang nền kinh tế công nghiệp với các máy móc, thiết bị công nghệ cao, các giải pháp tự động hóa,… Việt Nam vẫn luôn không ngừng chú trọng và đẩy mạnh:

  • Chuyển dịch công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn.
  • Phát triển thế mạnh vốn có về nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với các ngành công nghiệp chế biến để tăng giá trị sản phẩm.
  • Giảm tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.
  • Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, công nghệ chế tác,…
  • Tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước và có lợi thế cạnh tranh để xuất khẩu.
  • Phát triển ngành dịch vụ để hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng để phát triển nền kinh tế.

>>> Xem thêm: Tự động hóa và điều khiển trong công nghiệp