Công nghiệp 4.0 và những tác động của công nghiệp 4.0 đến đời sống

Trong thời đại công nghiệp 4.0, khái niệm Công nghiệp 4.0 là một trong những khái niệm được nhắc đến rất nhiều. Thực tế, nó không chỉ được coi là một xu hướng hiện đại mà còn được xem là cuộc cách mạng mang đến nhiều cơ hội phát triển kinh tế. Cùng xem công nghiệp 4.0 tại Việt Nam đang diễn biến thế nào và có những tác động nào đến đời sống nhé.

Tác động của công nghiệp 4.0 đến đời sốngTác động của công nghiệp 4.0 đến đời sống Công nghiệp 4.0 mang đến những tác động nào đến đời sống con người?

Công nghiệp 4.0 là gì?

Công nghiệp 4.0 còn được coi là cuộc cách mạng lần thứ 4 diễn ra trên thế giới sau 3 cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử. Cuộc cách mạng này diễn biến dựa trên 3 trụ cột chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý.

Rất nhiều khái niệm đi kèm theo công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo AI, Internet Of Things (IoT), Big Data, Robot, công nghệ 3D,…

Tác động của công nghiệp 4.0 đến các ngành nghềTác động của công nghiệp 4.0 đến các ngành nghề Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến nhiều ngành nghề

Những tác động của công nghiệp 4.0 đến đời sống

Cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đang đổ bộ các nước đang phát triển, trong đó có cả
Việt Nam. Một số ngành nghề đang dần thay đổi khi xuất hiện công nghiệp 4.0 là:

  • Công nghệ phần mềm: Hiện nay có rất nhiều
    các ứng dụng, phần mềm đặc biệt giúp con người chủ động và thuận tiện hơn khi
    làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Điển hình như phần mềm Grab mà các thành phố lớn
    đang sử dụng.
  • Y tế: y tế cũng đang là lĩnh vực dần thay
    đổi đột phá hơn nhờ vào công nghiệp 4.0. Trong thời gian gần đây, nhiều bệnh viện
    lớn ở nước ta đã thực hiện thành công các ca mổ với sự hỗ trợ đắc lực của
    robot.
  • Công nghiệp sản xuất: công nghiệp 4.0 có
    thể tạo ra các nhà máy thông minh, làm việc với nhau thông qua sự liên kết
    thông minh của Internet. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu suất công việc và kiểm
    soát, quản lý tốt hơn.
  • Nông nghiệp: các trang trại kỹ thuật số
    đang là mục tiêu lớn của công nghiệp 4.0 cho ngành nông nghiệp. Một số quốc gia
    lớn trên thế giới đã xuất hiện những trang trại thông minh sở hữu máy bay không
    người lái, vệ tinh truyền hình ảnh. Từ đó giúp cải thiện năng suất, chất lượng
    cây trồng và cắt giảm nhiều nguồn chi phí.

Thế nhưng, đừng quên công nghiệp 4.0 cũng có nhiều hạn chế. Trong đó, mặt trái lớn nhất chính là sự lạm dụng quá nhiều máy móc, bỏ quên nguồn lao động. Các doanh nghiệp có thể sẽ phá vỡ thị trường lao động do sự bất bình đẳng giữa người và công nghệ hiện đại.

Cách tốt nhất là ngay khi thực hiện cách mạng 4.0 hãy song song nâng cao nguồn nhân lực. Nếu có thể, hãy tìm hiểu thêm về các phần mềm thông minh. Áp dụng từ từ cho doanh nghiệp của mình. Nhận ngay tư vấn từ GSOT Group khi cần nhé!