Công nghệ xử lý rác thải – Doanh nghiệp Việt đang ở đâu?

08/12/2022

Rác thải đang trở thành bài toán nan giải, vấn nạn với các địa phương, nhất là trong lựa chọn công nghệ xử lý rác. Trước cơ hội và thách thức, doanh nghiệp Việt có năng lực đang ở đâu trong chuỗi xử lý rác thải tại Việt Nam. TS. Nguyễn Đình Trọng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam chia sẻ về vấn đề trên như sau?

TS. Nguyễn Đình Trọng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam

 

Thưa ông, hiện nay công nghệ xử lý rác tại Việt Nam đang được áp dụng như thế nào, đâu là công nghệ tối ưu?

 

Theo thống kê, hiện nay trên thế giới phổ biến 5 mô hình xử lý rác thải bao gồm: xử lý chất thải sinh hoạt thành phân vi sinh; chôn lấp; điện khí hóa; đốt rác thông thường và đốt rác phát điện.

Trong đó, Việt Nam phổ biến với công nghệ chôn lấp. Tuy nhiên, do quỹ đất ngày càng hạn hẹp, đồng thời việc lót chống thấm vẫn dẫn đến ô tình trạng nhiễm cục bộ, ảnh hưởng nguồn nước ngầm, nên hình thức này dần được thay thế.

Công nghệ thứ hai là đốt rác. Tuy nhiên, các công nghệ hiện nay đa phần còn chưa đạt chuẩn về khí thải cho phép theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường như quy chuẩn 61, 30, 02 đối với rác thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Mặt khác công nghệ nhập từ nước ngoài có hạn chế đặc thù rác thải chưa được phân loại của nước ta.  

Mô hình lò đốt rác phát điện T-Tech

Mô hình lò đốt rác phát điện T-Tech

Công nghệ lò đốt rác phát điện của T-Tech Việt Nam được đánh giá có tính ứng dụng cao.

Công nghệ hiện đang được quan tâm và chú ý tại nước ta là điện rác. Điện rác được đánh giá là bước ngoặt về công nghệ trong việc xử lý rác thải, biến rác thải thành tài nguyên. Rác thải sẽ được đưa vào bể chứa rác để ủ từ 5 đến 7 ngày trong điều kiện áp suất âm. Sau đó, bể chứa rác sẽ tách nước rỉ từ rác được thu gom về trạm xử lý nước thải và khí, mùi hôi được hút đưa vào lò đốt. Nhiệt trong quá trình đốt rác sẽ chuyển qua nồi hơi quay turbin điện để phát điện. Cùng với quá trình đô thị hóa, lượng rác thải ra môi trường cũng tăng theo cấp số nhân, công nghệ đốt rác phát điện đang là điểm sáng đáp ứng được các tiêu chí cơ bản về môi trường. Song song với các phương pháp trên, thế giới hiện nay đang áp dụng những công nghệ xử lý rác thải hiện đại như: công nghệ HTC, biocarbon có thể sử dụng làm nhiên liệu sạch để đốt.

Tuy nhiên, công nghệ xử lý rác thải từ nước ngoài có chi phí lớn, khó khăn trong bảo trì và vận hành. Do vậy, công nghệ trong nước đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn Việt Nam về khí thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định như Lò đốt rác của T-Tech Việt Nam được các chuyên gia đánh giá cao, phù hợp với rác thải chưa được phân loại từ đầu nguồn.

 

 Doanh nghiệp Việt đang ở đâu trong việc cung cấp công nghệ xử lý rác tại Việt Nam? 

 

Theo báo cáo của các tỉnh thành phố trong cả nước, trên cơ sở đặc thù từng tỉnh và nguồn rác thải phân tán khắp các địa phương, việc quy hoạch một khu xử lý quy mô lớn tại các địa phương trên khắp cả nước chưa có tính khả thi. Vì vậy, đưa công nghệ vào xử lý gặp nhiều khó khăn, nhất là các địa phương có nguồn ngân sách hạn chế, eo hẹp.

Quay trở lại với vấn đề doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trong việc cung cấp công nghệ xử lý rác tại Việt Nam. Tôi có thể nói hiện nay đang theo hai hướng:

Thứ nhất, với các doanh nghiệp cung cấp công nghệ xử lý rác (nói đơn giản là lò đốt) không có bộ xử lý khí đã được nhiều địa phương áp dụng, lắp đặt và đưa vào xử dụng. Tuy nhiên, các lò này có công suất nhỏ, thiếu hiệu quả trong việc xử lý đốt kiệt rác, gặp khó khăn do rác thải bị ẩm, không hiệu quả. Các loại lò đốt này khi đốt dẫn đến phát thải khí không được kiểm soát, những nguy cơ về khí độc dioxin, Furan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Thứ hai, với các doanh nghiệp có công nghệ đốt rác cùng hệ thống xử lý khí hoàn chỉnh, tiêu biểu như T-Tech Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường, được các địa phương tin tưởng, sử dụng dài hạn. Không chỉ dừng lại ở cung cấp công nghệ, các đơn vị như T-Tech Việt Nam còn chứng minh tính thực tiễn bằng việc đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ xử lý rác theo hình thức BOO trong vai trò là doanh nghiệp đầu tư, địa phương trả tiền đốt theo số lượng thực tế.

Những trường hợp như T-Tech Việt Nam cho thấy, công nghệ xử lý rác của các doanh nghiệp trong nước hiện nay đã có chỗ đứng, chiếm được niềm tin của các địa phương, là lá cờ đầu trong việc đưa công nghệ Việt cho người Việt với chi phí phải chăng, chế độ bảo hành, bảo dưỡng, và vận hành đơn giản, hiệu quả.

Tuy nhiên, để các doanh nghiệp như T-Tech Việt Nam có chỗ đứng vững chắc hơn và đưa công nghệ Việt ăn sâu, bám rễ thị trường trong nước cần có sự đồng hành của các cấp chính quyền, sự mạnh dạn, quyết đoán sử dụng công nghệ như T-Tech góp phần đưa trí tuệ, công nghệ của Việt Nam lên một tầm cao mới.

 

Mô hình lò đốt rác thải sinh hoạt

Mô hình lò đốt rác thải sinh hoạt T-Tech

Lò đốt rác thải sinh hoạt CNC cho cụm liên xã, cấp huyện được nhiều địa phương lựa chọn

 

 Những vấn đề cần giải quyết là gì để doanh nghiệp Việt tự tin trong xử lý rác? 

 

Theo tôi, để các doanh nghiệp Việt Nam tự tin trong phát triển công nghệ xử lý rác thì cả doanh nghiệp và chính quyền các cấp cần giải quyết song song các vấn đề:

Về phía doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa năng lực, công nghệ nhằm tối ưu công nghệ trong xử lý rác. Bởi lẽ, trong các Nhà máy xử lý rác nói chung, việc kiểm soát ô nhiễm thứ cấp như khói bụi, mùi hôi, khí thải đảm bảo các chỉ tiêu theo quy định của nhà nước chắc chắn phải được kiểm soát chặt chẽ. Phải có quy trình công nghệ đạt chuẩn là điều kiện bắt buộc trước khi xây dựng, vận hành. Đồng thời, mỗi doanh nghiệp cần nâng cao nội lực doanh nghiệp về kỹ năng chuyên môn, nhân lực và tiềm lực kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi có biến động số lượng rác thải.

Đối với các cấp chính quyền, cần có quy hoạch và hoạch định chiến lược dài hơi trong vấn đề xử lý rác thải. Bởi lẽ, do vấn đề ngân sách và nhiều yếu tố tuyên truyền vận động được coi là khó khăn trực tiếp ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kế hoạch. Quan trọng nhất là sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, bộ ban ngành trong việc chung tay bảo vệ môi trường, qua đó thúc đẩy lòng tin đối với doanh nghiệp trong sự nghiệp xử lý rác thải của quốc gia. Bởi lẽ, doanh nghiệp cam kết đồng hành, “chung thân” xuyên suốt nhiều năm là chìa khóa giúp địa phương yên tâm trong quá trình vận hành Lò xử lý rác thải.

Xin chân thành cảm ơn ông./..

T-Tech Việt Nam