Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR

 là công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải thời gian gần đây. Theo nguyên lý công nghệ này được hình thành và phát triển dựa trên công nghệ Aerotank truyền thống.

Với ưu thế tăng hiệu quả xử lý Nito, photpho, amoni..nên công nghệ này được ứng dụng nhiều trong các công trình xử lý nước thải.

Một vài thông tin về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR 

MBBR là viết tắt của Moving Moving Bed Biofilm Reactor là công nghệ bùn hoạt tính áp dụng kỹ thuật vi sinh. Trong đó các vi sinh vật sử dụng các giá thể để bám dính và duy chuyển trong nước thải sinh hoạt.

 

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR

 

Các giá thể trong bể MBBR di chuyển tự do rộng khắp hệ thống dựa vào hoạt động của máy thổi khí. Nhờ vào các hoạt động bổ trợ mà mật độ vi sinh vật không ngừng tăng lên mang lại hiệu quả cao.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR là gì?

 Công nghệ này có ưu thế của quá trình bùn hoạt tính và màn sinh học khi sử dụng giá thể dhuyeern động tự do để đạt được mật độ vi sinh vật mong muốn. 

MBBR có ưu điểm hơn với:

♦  

Bể phản ứng có kích thước nhỏ gọn

♦  

Không bị tắc nghẽn màng

♦  

Không xảy ra quá trình rửa ngược

♦  

Khả năng hồi phúc nhanh trong các rủi ro khi bị quá tải hay sốc độc tố.

 

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR

 

Điều kiện để áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR là gì?

Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần quan tâm đến: màng sinh học; cấu trúc dòng chảy; hệt thống cấp khí, tính chất và số lượng giá thể.

1.Màng sinh học

Được xem như “ngôi nhà” của vi sinh vật. Đây còn là nơi bảo vệ vi sinh khỏi các tác động tiêu cực từ các chất ô nhiễm, chất khử trùng…Thành phần chủ yếu của màng sinh học là olysaccharides ngoại bào hoặc chất polyme ngoại bào (EPS) bao quanh các tế bào và chiếm gần 90% các polyme bao phủ màng.

 

MBBR công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

MBBR công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

 

Trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR, các vi sinh vật trong màng sinh học còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, pH, tốc độ dòng chảy. 

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và bám dính của vi sinh vật. Theo một vài nghiên cứu người ta thấy rằng ở nhiệt độ thấp sẽ làm tăng khả năng bám dính của vi khuẩn và bề mặt giá thể hơn.

+ pH tối ưu cho vi khuẩn là 7.0

+ Tốc độ dòng chảy cao sẽ ít gây ra trường hợp tách màng sinh học. 

Ngoài ra trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR việc duy tri độ dày của màng sinh học cũng có vai trò quyết định trong việc vận hành tốt của toàn bộ hệ thống. Hậu quả của việc không duy trì độ dày là dẫn đến sự lão hóa, tách màng.

2.Cấu trúc dòng chảy

Trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR, dòng chảy thường được chia làm hai dạng: dòng chảy ngược và dòng chảy xuôi.

Tuy nhiên hiện nay, bể MBBR phổ biến vẫn dùng dòng chảy ngược cùng chiều hệ thống khí. Dòng chảy ngược mang lại khả năng nâng cấp giá thể lơ lửng cao hơn và vận hành tốt hơn.

3.Hệ thống cung cấp khí của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR

Tại các máy thổi khí, lượng khí cần được cung cấp đồng đều đến rộng khắp màng sinh học. Lượng khí này phải đồng đều để có thẩ mang đến sự di chuyển ổn định của giá thể trong bể MBBR.

Thời gian gần đây, để tránh hiện tượng bùn lắng trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR các thiết bị khuếch tán bọt khí cỡ nhỏ thường được đề xuất và đưa vào sử dụng.

4.Tính chất và số lượng giá thể

Để có thể lơ lửng được trong nước giá thể cấn có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Trung bình thể tích giá thể <50% thể tích bể. Tùy vào lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm mà bạn nên chọn giá thể với các tính chất khác nhau về: bề mặt, độ xốp, độ thấm hút, kích thước… 

 

Giá thể MBBR xử lý nước thải sinh hoạt

Giá thể MBBR xử lý nước thải sinh hoạt

 

Hiện nay, giá thể có nhiều dạng như: polyethylene, polyvinyl alcohol gels, than hoạt tính dạng hạt, polymer dạng bọt, …Và hầu như đều phù hợp với công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR. Việc hình thành màng sinh học đều có thể phát triển ở hầu hết các loại vật liệu. Trong đó, Polyethylene mang đến  khả năng loại bỏ khoảng 94,96% đối với COD, 99,07% đối với BOD và 87,32% đối với TOC (Adabju, 2013). Zhang et al. (2016) và Deng et al. (2016) cho thấy polymer bọt biển có khả năng loại bỏ COD (97,52 ± 1,63%) và NH4+- N (95,3 ± 4,6%). (Thông tin tham khảo Internet).

Số lượng của giá thể trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR mang đến khả năng biểu thị cho diện tích của màng sinh học. Tỷ lệ này có thể hiểu là tỷ lệ bám dính bề mặt màng sinh học được thống kê thông qua kích thước và độ dày màng. 

Tuy nhiên đây được cho là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR khá tốt nhưng cũng còn vấp phải nhiều ưu điểm. Để khắc phục những nhược điểm trên, Đại Nam luôn cam kết mang lại những giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Tham khảo thêm những công nghệ hiệu quả hơn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR tại đây.

 

Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường ĐẠI NAM để được tư vấn miễn phí.

———————

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM

HOTLINE: 0909 378 796

ĐỊA CHỈ: 144 CHU VĂN AN , PHƯƠNG 26, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH