Công nghệ và sức ảnh hưởng đến giáo dục và thế hệ tương lai
Nếu như trước đây khi nhắc đến công nghệ trong lớp học, chúng ta chỉ thường nghĩ đến những chiếc điện thoại mà học sinh sử dụng. Ngoài những tác động tiêu cực trong việc gây ra sự mất tập trung cho học sinh, nó hầu như không có tác dụng gì tốt.
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian chuyển sang hình thức học tập trực tuyến do những tác động của đại dịch Covid-19, việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy là điều tất yếu và nó cho thấy những hiệu quả nhất định. Tất cả các giáo viên đều thấy được công nghệ và các công cụ kỹ thuật số đang góp phần tăng sự tương tác, khơi dậy sự đổi mới và khả năng học tập của học sinh.
Đó là lý do mà công nghệ đã thay đổi giáo dục, giúp tối đa chức năng của lớp học mặc dù giáo viên và học sinh không nhất thiết phải ở cùng một vị trí.
Nội Dung Chính
Công nghệ cho phép truy cập tốt hơn vào các nguồn tài nguyên
Nhờ kết nối Internet, học sinh có thể truy cập thông tin trong tầm tay 24 giờ một ngày. Học sinh có thể truy cập vào mọi thứ từ tài liệu nghiên cứu và ứng dụng giáo dục đến giáo dục giải trí tương tác và tài nguyên mở khác. Tuy nhiên, học sinh cũng cần được hướng dẫn về cách tìm các nguồn đáng tin cậy và hướng dẫn về cách trích nguồn tác giả.
Tại PennSchool, học sinh được tiếp cận với nguồn tư liệu sách online với trên 10,000 đầu sách khác nhau, hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu của các em học sinh. Các em học sinh có thể đăng nhập vào nguồn tài liệu của trường và tìm kiếm theo chủ đề mà mình quan tâm.
Công nghệ cải thiện sự tham gia của học sinh
Công nghệ có thể giúp học sinh bằng cách làm cho việc học trở nên hấp dẫn và tương tác dễ dàng hơn. Bài học không còn khô khan trên sách vở mà được kết hợp với những tài liệu bổ trợ như video, hình ảnh… giúp học sinh nắm kiến thức hiệu quả. Học sinh có thể tham gia vào các hoạt động nhóm ở bất kỳ đâu thông qua các ứng dụng như Google Chat, Zoom…
Công nghệ được áp dụng trong hầu hết các môn học của trường. Thông qua công nghệ, các bài toán đơn thuần trở nên thú vị hơn bằng việc kết hợp các thử thách một cách sinh động. Thay vì chỉ ghi nhớ thông tin, học sinh rèn luyện được năng lực tư duy phản biện thông qua các bài tập tương tác trong lớp hoặc tham gia các cuộc thảo luận nhóm dưới sự hỗ trợ của công nghệ.
Công nghệ hỗ trợ mở rộng ranh giới lớp học
Nhờ công nghệ, lớp học không còn bị bó buộc trong ranh giới của bốn bức tường. Ngay cả khi học sinh không thể trực tiếp tham gia vào một thí nghiệm, công nghệ vẫn có thể hỗ trợ các em hiểu tường tận về trải nghiệm đó.
Xem thêm: Phát triển đam mê khoa học cùng cuộc thi Science-con
Ví dụ, trong thí nghiệm phải sử dụng axit trong quá trình thực hiện thí nghiệm hóa học. Thay vì cho học sinh trải nghiệm thực tiếp và có thể gặp những nguy hiểm không mong đợi, giáo viên có thể liên hệ với một phòng thí nghiệm thực hiện phản ứng cho học sinh quan sát. Từ đó đặt ra các câu hỏi liên quan để học sinh hiểu hơn về những phản ứng xảy ra trong thí nghiệm đó. Mọi quan sát đều có sự hỗ trợ bởi công nghệ giúp học sinh tiếp thu bài học mà không gặp bất kỳ sự cố gì.
Công nghệ hỗ trợ học sinh theo kịp nhịp độ học của lớp
Trong một lớp học truyền thống, những học sinh đang gặp khó khăn trong việc học các khái niệm mới sẽ nhanh chóng bị tụt lại phía sau các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ từ chương trình hỗ trợ học tập sau giờ học như Peer Tutors, Cross-Age Tutoring, Teacher Tutoring, học sinh gặp khó khăn có thể được bổ sung kiến thức kịp thời và hiểu bài hơn. Lúc này, công nghệ đóng vai trò là công cụ giúp giáo viên kết nối học sinh sau giờ học. Đồng thời, nó cũng cung cấp thêm nguồn tài liệu trong quá trình học thêm của các em.
Tại PennSchool, ngay cả trước khi dịch bệnh diễn ra và việc học trực tuyến trở thành bắt buộc, các giáo viên luôn áp dụng nhiều công nghệ khác nhau giúp bài giảng thêm thú vị và dễ hiểu. Thông qua công nghệ, thầy cô cũng dễ dàng đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh, từ đó có những điều chỉnh cần thiết giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập của mình. Đó cũng là lý do mà nhà trường luôn có kế hoạch phát triển và cập nhật các công nghệ mới nhất trong giảng dạy, giúp học sinh có nhiều trải nghiệm thú vị và đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giáo dục.