Công nghệ tài chính Fintech là gì? Fintech Việt Nam 2020 | FinFan
Công nghệ tài chính Fintech là gì? Fintech Việt Nam 2020 | FinFan
Fintech là gì? Điều gì khiến fintech trở thành một gã khổng lồ chỉ trong thời gian ngắn. Đây là một bài viết rất chi tiết về khái niệm, vấn đề liên quan đến fintech và thị trường fintech Việt Nam (Fintech Vietnam). Hãy đọc để hiểu về công nghệ tài chính, những công ty fintech nào được đánh giá cao nhé!
Fintech là gì?
Fintech là gì?
Fintech là viết tắt của cụm từ “financial technology” công nghệ tài chính. Fintech được hiểu chính xác là là ứng dụng những cải tiến sáng tạo, thông minh của công nghệ thông tin vào trong các hoạt động dịch vụ tài chính.
Trước đây, khái niệm fintech chỉ được dùng để nói về hệ thống xử lý dữ liệu (back-end) của các tổ chức tài chính, thương mại trong việc thiết lập mạng lưới người dùng cuối. Nhưng thuật ngữ này được mở rộng ra vào cuối thập kỷ đầu thế kỷ 21 để nói về bất kỳ những sáng tạo công nghệ thúc đẩy phát triển lĩnh vực tài chính, bao gồm cả ngân hàng bán lẻ, đầu tư hay thậm chí là cả tiền ảo – tiền điện tử.
Fintech là gì
Sự trỗi dậy của fintech
Nguồn gốc xuất hiện fintech: Đầu thế kỷ 21, khi mọi sự phát triển gắn liền với công nghệ thông tin và internet. Mọi khó khăn về khoảng cách, kỹ thuật đều được giải quyết, công nghệ thông tin len lỏi đến từng ngành nghề, lĩnh vực trên toàn thế giới.
Đi theo xu thế phát triển chung của xã hội, tài chính – ngân hàng cũng chọn hướng đi công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mô hình kinh doanh nguyên bản trước đó. Một bộ máy vận hành hoạt động thông minh hơn, sản phẩm đa dạng, tối ưu hơn chính là kết quả cho sự bứt phá này. Khủng hoảng kinh tế 2008 chạm đáy khó khăn là thời điểm hàng loạt các startup ra đời, họ dấy lên cuộc cách mạng về công nghệ trong lĩnh vực tài chính, thay đổi toàn bộ “bộ máy cồng kềnh” trước đó của ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Và thành tựu đó đã tạo nên thuật ngữ mới trong ngành fintech.
→ Fintech = Finance (tài chính, tiền tệ) + Technology (công nghệ)
Các lĩnh vực trong fintech
Một công ty công nghệ triển khai xây dựng nền tảng công nghệ trong tài chính số, fintech hay một công ty tài chính, ngân hàng áp dụng công cụ kỹ thuật số, công nghệ vào hoạt động tài chính của họ đều được gọi là fintech. Tuy nhiên hai công ty này khác nhau về chức năng và đối tượng nên fintech được chia thành 02 nhóm:
→ Nhóm thứ nhất – phục vụ người tiêu dùng: các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho người tiêu dùng, các giải pháp kỹ thuật số, công nghệ để cải thiện các giao dịch thanh toán, vay tiêu dùng, cho mượn, tài trợ hay đầu tư.
→ Nhóm thứ hai – Back-office: là các công ty công nghệ giữ vai trò hỗ trợ back-office cho các định chế tài chính.
Từ đó, fintech chia nhỏ ra thành nhiều dịch vụ, sản phẩm cơ bản như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, đến mở rộng như cho vay ngang hàng (peer to peer lending), gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), tiền tệ số (Crypto Blockchain), công nghệ bảo hiểm (Insurance-Tech), quản trị dữ liệu (Data Management),…
Fintech là một cuộc cách mạng
Fintech 4.0 dẫn đầu thị trường tài chính
Là sự kết hợp hoàn hảo nhất từ công nghệ 4.0 và fintech, fintech 4.0 chính là giải pháp tiên tiến nhất cho ngành tài chính ngân hàng. Mang đến nhiều tiện ích tài chính thông minh thông qua sự phát triển công nghệ toàn diện cho con người.
-
Xóa bỏ khoảng cách địa lý, thời gian, giúp tiền đi mọi nơi nhanh hơn, an toàn hơn. Các công ty fintech chọn giải pháp đầu tư lớn cho công nghệ thông tin, giảm thiểu đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng đủ đem lại kết quả tốt nhất, đủ phục vụ nhu cầu người tiêu dùng khắp mọi nơi.
-
Phục vụ nhu cầu người dùng toàn diện nhất: chi phí giảm, thời gian giảm, rủi ro giảm và hiệu suất tăng.
-
Các doanh nghiệp tài chính thu lợi lớn từ tình hình dân số am hiểu và yêu thích sử dụng các thiết bị di động thông minh, máy tính.
-
Hỗ trợ đầu tư cho các
công ty khởi nghiệp fintech
có triển vọng, đặc biệt là những dự án khởi nghiệp fintech.
-
Nhà Nước hỗ trợ các công ty fintech có điều kiện phát triển tốt, giảm rào cản, ràng buộc, pháp lý.
Cú nhảy vọt của fintech
Công nghệ 4.0 phát triển cũng là bước đà giúp các công ty fintech ngày càng được mở rộng. Nhiều sáng kiến sáng tạo trong fintech có tầm ảnh hưởng thiết yếu đến các ngành nghề liên quan như thương mại điện tử, ngân hàng hay các sản phẩm tài chính.
Sự trỗi dậy của fintech đánh dấu một bước ngoặt quan trọng với lĩnh vực tài chính, nó tái định hình tài chính vĩ mô song song đó là tạo ra các giải pháp mới ưu việt hơn.
Fintech 4.0 phát triển trên thế giới
Sử dụng công nghệ mới tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), phân tích và dự đoán hành vi tiêu dùng, phân tích dữ liệu, mô phỏng thói quen để đưa ra quyết định cả người dùng khiến giá trị của công nghệ tài chính fintech ngày một tăng cao và cũng là cách khiến người dùng hiểu được giá trị của fintech là gì. Không chỉ thu hút người dùng bằng cách giúp họ quản lý chi tiêu, giảm thời gian giao dịch, fintech còn giúp tiết kiệm trong vô thức tốt hơn. Vậy nên, trí tuệ nhân tạo (AI) nằm ở trung tâm của hầu hết các nền tảng Fintech và sẽ tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực này. Đưa ra khả năng quyết định chuẩn xác về dữ liệu và tự động hóa quy trình làm việc sẽ là những mục tiêu hàng đầu của các công ty tài chính (fintech) trong năm 2020.
→ Trong năm 2018, các công ty Fintech được hỗ trợ từ quỹ đầu tư mạo hiểm đã huy động được hơn 40 tỷ đô la Mỹ vốn và gần một nửa trong số này là ở Trung Quốc.
Tốc độ tăng trưởng cao này sẽ tiếp tục ở khắp thế giới chứ không chỉ riêng châu Á, nơi những người mới đến như Fintech sẽ có cơ hội tốt để bứt phá. Sự kết hợp giữa chính sách cởi mở của chính phủ và lĩnh vực ngân hàng sẽ chứng kiến nhiều đổi mới thay đổi bộ mặt tài chánh.
Fintech “bùng nổ”, thay thế người chơi cũ
Sau sự bùng nổ, fintech mang lại nhiều tác động lớn tới thị trường tài chính, đặc biệt là ngân hàng. Hầu hết trong số chúng là những tác động tích cực, tuy nhiên ở một phân khúc khác, fintech chính là nguy cơ phá hủy đối ngành nghề, lĩnh vực trong đó có ngân hàng.
Fintech là không giấy, không địa chỉ
Với ngành tài chính truyền thống, sự phổ biến và nhân rộng của xu hướng fintech chính là thách thức vô cùng lớn. Fintech xây dựng trên nền tảng hạ tầng “không chi nhánh”. Song ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác lại cần sự giúp sức rất lớn từ các chi nhánh. Dịch vụ truyền thống luôn phải cân não giữa hai sự lựa chọn rút hay giữ lại các chi nhánh và đồng thời đẩy mạnh nền tảng công nghệ trong từng sản phẩm, định chế tài chính.
Fintech thông minh hơn, nhanh gọn hơn
Vẫn là sự mệt mỏi của hệ thống các ngân hàng khi fintech “bùng nổ”. Xu thế thay đổi, những sản phẩm của kỹ thuật số như mạng xã hội, ngân hàng kỹ thuật số, mobile-banking, các nền tảng bán hàng qua internet,… ngày càng được ưu tiên. Chọn lựa sản phẩm phù hợp xu thế sẽ là quyết định quan trọng của các ngân hàng.
Thị phần ngân hàng truyền thống giảm
Thể hiện rõ nhất là hình ảnh “các ngân hàng đứng ngoài cuộc chơi tiền ảo Bitcoin lớn nhất thế giới, một loại tiền ảo có quy mô trở thành bá chủ của ngày tiền kỹ thuật số”.
Phân hóa lao động fintech
Thay vì ưu tiên các nhân viên từ các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm hay các công ty chứng khoán, fintech tuyển dụng cho mình những ứng viên công nghệ thông tin. Nguồn lao động chất lượng cao được đánh giá cao hay không là nhìn vào cơ cấu nhân sự IT.
Công nghệ cao đi kèm với sự phát triển
Sử dụng công nghệ thông minh Big Data để phân tích hành vi khách hàng, giúp các định chế tài chính thu thập thêm nguồn thông tin người dùng, hành vi và thói quen tài chính của họ. Fintech giúp cắt giảm các chi phí không cần thiết, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua trí tuệ nhân tạo (AI).
Digital banking là gì?
Chẳng fintech nào không gặp rủi ro
Bản thân fintech chứa đựng những rủi ro
Nhiều nghi vấn đặt ra cho ngành công nghiệp fintech rằng nó không thể thay thế vị trí của ngân hàng truyền thống. Bởi Fintech vẫn còn nhiều hạn chế:
-
Giá cổ phiếu của các công ty fintech khiến nhiều người lo lắng khi thường lên xuống thất thường, không có sự ổn định. Những rủi ro về fintech cũng từ đó mà xuất hiện rõ ràng hơn.
-
Mặc dù fintech cung cấp đa dạng dịch vụ, sản phẩm tài chính, tuy nhiên sự tiện lợi, thông minh quá mức khiến nhiều người dùng đặt dấu chấm hỏi to đùng. Họ không hiểu về ngành này hay chưa nắm bắt hết nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân.
-
Dù Ngân hàng Thế giới đã xác minh về tính an toàn, uy tín của fintech tại thị trường Việt Nam và trên thế giới. Nhưng người dùng cần đặt bao nhiêu tin tưởng vào độ an toàn, chính xác của hệ thống xử lý thông tin giao dịch của fintech.
-
Thị trường fintech càng phát triển thì nguy cơ phá sản của một số dịch vụ, công ty truyền thống càng tăng.
Fintech chứa đầy rẫy nguy hiểm và thách thức
Ai cũng thấy được rằng những lợi ích mà fintech mang lại nhưng những rủi ro là điều khó tránh khỏi. Không chỉ thế ngành công nghệ tài chính fintech này còn gặp phải những thách thức mà chính thị trường tài chính kéo theo:
-
Nhiều gia đình thu nhập thấp không có điều kiện sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
-
Đối mặt với vấn đề cạnh tranh là điều mà nhiều công ty fintech chắc chắn cần chuẩn bị khi độ “hot” của ngành này khiến nhiều gã khổng lồ công nghệ, tài chính nhảy ùa vào.
-
Vì phát triển quá nhanh, khiến đội ngũ nhân lực không đủ đáp ứng, còn nhiều hạn chế vì các
công ty fintech
tuyển dụng lao động am hiểu cả về công nghệ lẫn tài chính. Song, người hiểu về công nghệ lại rất ít biết về tài chính và ngược lại.
-
Thị trường vay vốn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lãi suất, thanh toán, thanh khoản hay nợ xấu mỗi năm lại một tăng theo báo cáo từ các ngân hàng khiến “Cho vay ngang hàng” cũng phải chịu một áp lực tương tự.
-
Dù đã được công nhận, nhưng công nghệ fintech vẫn còn gặp rất nhiều rào cản về pháp luật, pháp lý khiến điều kiện môi trường phát triển bị thu hẹp.
Vậy fintech Vietnam có những gì đáng chú ý, liệu nó có giống những gì thế giới đang làm, đang đi theo và có như những nhận định trên?
Thị trường Fintech Vietnam 2020
Tính đến ngày 30 tháng 9, Việt Nam đứng thứ hai trong ASEAN về kêu gọi vốn tài trợ fintech, thu hút đầu tư vào fintech Vietnam chiếm 36% của toàn khu vực vào năm 2019, chỉ đứng sau Singapore (51%), theo một báo cáo chung của PricewaterhouseCoopers (PWC), United Overseas Bank. (UOB) và Hiệp hội Fintech Singapore.
Xem báo cáo Fintech Vietnam được cập nhật chi tiết nhất tại đây: https://finfan.vn/news/bao-cao-fintech-viet-nam-2020-1382
Fintech Vietnam và những điều đáng chú ý
Bối cảnh khởi nghiệp fintech Việt Nam
Khởi đầu cho một tương lai phát triển sáng lạn khi ngành fintech Việt Nam đã chứng kiến hai thương vụ lớn nhất với những cái tên vô cùng quen thuộc là VNPay với số tiền đầu tư là 300 triệu USD và Momo là 500 triệu USD. Đây là hai thương vụ có vòng tài trợ lớn nhất là lớn thứ 3 trong khu vực tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2019, theo nghiên cứu chỉ ra.
Ở Việt Nam, các quỹ đầu tư mạo hiểm ưa chuộng các doanh nghiệp fintech thanh toán , điều này thường xảy ra với các nền kinh tế đang phát triển và là thời kỳ đầu của giai đoạn đi lên của fintech. Các công ty thanh toán chiếm đến 98% tổng số tiền tài trợ fintech Việt Nam vào năm 2019. Báo cáo Fintech Vietnam cũng chỉ rõ, Việt Nam đang là quốc gia được quan tâm hàng đầu của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đặc biệt là các công ty fintech tại Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán, họ được thúc đẩy tiềm năng phát triển bởi tiềm năng kinh tế của một đất nước đông dân, không có ngân hàng số và tỷ lệ sử dụng internet, di động thông minh ngày một tăng mạnh.
Đồng thời đây cũng chính là cơ hội vàng cho các công ty fintech tại Việt Nam khi chính phủ đang có những chương trình thúc đẩy Việt Nam trở thành nền kinh tế không dùng tiền mặt và thí điểm xây dựng ngân hàng số tại các doanh nghiệp fintech và cả thị trường ngân hàng Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2019, lượng giao dịch tài chính, trao đổi tiền tệ, thanh toán trên thiết bị di động tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường thanh toán di động dự kiến sẽ đạt ngưỡng 70,9 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, tăng từ con số 16 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016, theo Allied Market Research.
Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020, đã có 154 công ty fintech được thành lập tại Việt Nam, xếp sau các quốc gia như Singapore với 1157 doanh nghiệp, Indonesia có 511 doanh nghiệp và Malaysia là 376 doanh nghiệp, đưa Việt Nam trở thành ngành công nghiệp fintech nhỏ nhất.
Hệ sinh thái Fintech Vietnam
Bản đồ Fintech Việt Nam 2020
Hình ảnh đang xem là bản đồ các công ty fintech Vietnam năm 2020 được tổng hợp lại. Không có gì lấy làm lạ khi phân khúc thanh toán đang nằm ở vị trí số một, với khoảng 37 công ty fintech thanh toán. Nổi bật nhất trong các nền tảng đó bao gồm Momo, Zalo Pay, Moca, VNPay..
KẾT LUẬN
Mạng lưới hệ sinh thái Fintech Vietnam cho thấy một tương lai rộng mở và tràn đầy năng lượng của ngành này, không núp bóng, không sợ sệt nữa. Những niềm hy vọng này sẽ mang đến một thị trường đầy cạnh tranh, chất lượng và dần được mở rộng hơn khi các quỹ đầu tư mạo hiểm chọn Việt Nam làm nơi rót tiền.