Công nghệ sinh học thực phẩm là gì? Ảnh hưởng của nó
Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm là hai ngành ứng dụng mang tính thực tiễn cao, gắn liền với cuộc sống. Vậy, nên học Công nghệ sinh học hay Công nghệ thực phẩm? Ngay sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên, đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất qua bài viết bên dưới. Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan giữa công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, từ đó giúp thí sinh có sự lựa chọn chuẩn xác nhất trong việc chọn ngành. Cùng tham khảo nhé!
Nội Dung Chính
Khái niệm về Công nghệ sinh học thực phẩm
Những năm gần đây, Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đang trở thành thành ngành mũi nhọn của thời đại công nghệ cao. Để giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm câu trả lời Nên học công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm của hai ngành học “ngầu” này, chúng tôi đã tổng hợp khái niệm sau:
Khái niệm về Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là việc ứng dụng các kiến thức sinh học, nghiên cứu công nghệ và các thiết bị hiện đại mang sản phẩm phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề cuộc sống, giúp gia tăng năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Ứng dụng công nghệ sinh học vào việc tạo giống cây trồng vật nuôi, chế biến và bảo quản các sản phẩm sử dụng chế phẩm sinh học, giảm thiểu sự hoành hành của ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm:
Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm có nét tương đồng với công nghệ sinh học về phương diện ứng dụng các nghiên cứu này vào thực tiễn. Mặt khác, đối tượng của công nghệ thực phẩm chính là bảo quản và chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng phục vụ trong đời sống hằng ngày của cộng đồng. Công nghệ thực phẩm ứng dụng vào quy trình sản xuất và bảo quản, nghiên cứu giá trị dinh dưỡng thực phẩm.
Ứng dụng ngành Công nghệ thực phẩm
Nên học Công nghệ sinh học thực phẩm?
Ngành Công nghệ sinh học hay Công nghệ thực phẩm đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Hai ngành này có tính chất đặc thù, tương tự nhau về quá trình nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn. Vì vậy, đòi hỏi sinh viên cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định để việc học cũng như tiến trình đào tạo được đạt kết quả tốt nhất, đem lại hiệu quả cao.
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo phù hợp đối với từng chuyên ngành như sau:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học
Sinh viên theo học chuyên ngành này được đào tạo lý thuyết kết hợp với nghiên cứu, phân tích, xử lý và thực hành ngay trong phòng thí nghiệm, được giảng dạy kiến thức chuyên sâu ngay từ năm hai nhằm tạo điều kiện, giúp sinh viên thích ứng với kiến thức chuyên ngành từ sớm giúp định hướng nghề nghiệp, nghiên cứu hiệu quả.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm
Theo học ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về hóa học, sinh học, quy trình phân tích về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đem lại giá trị dinh dưỡng, phục vụ cộng đồng.
Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được bổ sung kiến thức về công nghệ chế biến thịt cá, thực phẩm đông lạnh, công nghệ chế biến đồ uống, bổ sung kiến thức về chế biến nông sản bền vững, nông sản chất lượng cao phù hợp với đặc thù thổ nhưỡng và khí hậu của Đà Lạt – Lâm Đồng. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành này đóng vai trò nòng cốt, cốt lõi trong việc nâng cao giá trị sản phẩm trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Triển vọng nghề nghiệp
Để hiểu chi tiết hơn về triển vọng từng ngành học, nên học công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm, thông tin chi tiết được đề cập trong nội dung sau:
Triển vọng nghề nghiệp ngành Công nghệ sinh học
Hiện nay, ngành Công nghệ sinh học tại Việt Nam đã và đang phát triển ở mức tương đối cao. Sinh viên sau tốt nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu khoa học, đảm nhiệm công việc quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, sinh viên có thể trở thành giảng viên đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ sinh học, tư vấn bán hàng tại những đơn vị thương mại và dịch vụ.
Triển vọng nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm sẽ gắn liền với quy trình sản xuất, chế biến và nghiên cứu dinh dưỡng có trong thức ăn. Với sự phát triển hiện đại như ngày nay, ngoài nhu cầu “mặc, ở” thì nhu cầu về giá trị dinh dưỡng của con người ngày càng tăng cao. Để đáp ứng những yêu cầu thiết yếu này, đòi hỏi sinh viên cần có kiến thức, tâm huyết để tạo ra những bước đột phá, đi đầu trong sản xuất sản phẩm, mang tới người tiêu dùng.
Sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm hoặc trở thành nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, mang lại dinh dưỡng cho cộng đồng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể trở thành giảng viên giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học. Đặc thù công việc tại các nước phát triển hiện nay đang rất rộng mở cho các bạn sau khi ra trường.
Có thể bạn quan tâm:
Vậy nên học công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần xác định đúng sở thích, phương hướng mà bạn muốn trở thành. Bởi lẽ, mỗi ngành nghề đều có một triển vọng nghề nghiệp riêng. Nếu bạn mong muốn đóng góp nhiều hơn cho xã hội, thích khám phá, tìm ra những điều phi thường bạn nên cân nhắc lựa chọn ngành Công nghệ sinh học. Ngược lại, nếu bạn muốn đóng góp nhiều hơn trong việc chế biến thực phẩm, đem lại giá trị dinh dưỡng cho mọi người thì ngành Công nghệ thực phẩm là sự lựa chọn phù hợp nhất với bạn. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên bạn đã giúp bạn chọn ra cho mình phương án tối ưu, ngành học phù hợp nhất.