Công nghệ lớp 8 Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 8 Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 8.
Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện
A. Lý thuyết
I. Khối đa diện
Khối đa diện là hình được bao bởi các đa giác phẳng.
II. Hình hộp chữ nhật
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật?
Hình hộp chữ nhật được bao bởi sáu hình chữ nhật.
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
Chữ nhật
Chiều dài a, chiều cao h
2
Bằng
Vuông
Chiều rộng b
3
Cạnh
Chữ nhật
Chiều rộng b, chiều cao h
III. Hình lăng trụ đều
1. Thế nào là hình lăng trụ đều?
Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là các hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
Chữ nhật
Chiều cao lăng trụ h, chiều dài cạnh đáy a
2
Bằng
Tam giác đều
Chiều dài cạnh đáy a
3
Cạnh
Chữ nhật
Chiều cao lăng trụ h, cạnh còn lại có độ dài bằng sqrt(b a2)
IV. Hình chóp đều
1. Thế nào là hình chóp đều?
Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
2. Hình chiếu của hình chóp đều
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
Tam giác cân
Chiều dài cạnh đáy a, chiều cao hình chóp h
2
Bằng
Hình vuông
Chiều dài cạnh đáy a
3
Cạnh
Tam giác cân
Chiều dài cạnh đáy a, chiều cao hình chóp h
Lưu ý: Thường chỉ dùng 2 hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ hoặc hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hình hộp chữ nhật được bao bởi mấy hình chữ nhật?
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Đáp án: B
Câu 2: Hình hộp chữ nhật có kích thước:
A. Dài, rộng
B. Dài, cao
C. Rộng, cao
D. Dài, rộng, cao
Đáp án: D
Câu 3: Hình hộp chữ nhật có:
A. Hình chiếu đứng là hình chữ nhật
B. Hình chiếu bằng là hình chữ nhật
C. Hình chiếu cạnh là hình chữ nhật
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Đáp án: D
Câu 4: Lăng trụ đều tạo bởi:
A. Hai đáy là hai đa giác đều bằng nhau, mặt bên là các hình chữ nhật
B. Hai đáy là hai đa giác, mặt bên là các hình chữ nhật
C. Hai đáy là hai đa giác đều bằng nhau, mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Câu 5: Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là:
A. Tam giác
B. Tam giác đều
C. Đa giác đều
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Câu 6: Hình chóp đều có các mặt bên là:
A. Các tam giác bằng nhau
B. Các tam giác cân bằng nhau
C. Các tam giác đều bằng nhau
D. Các tam giác vuông bằng nhau
Đáp án: B
Câu 7: Thường dùng hai hình chiếu để biểu diễn:
A. Hình hộp
B. Hình lăng trụ
C. Hình chóp
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 8: Đối với hình hộp, lăng trụ, hình chóp thường dùng hai hình chiếu để biểu diễn với:
A. Một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao
B. Một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và b đều sai
Đáp án: C
Câu 9: Với hình chóp đều có đáy là hình vuông thì:
A. Hình chiếu đứng là tam giác cân
B. Hình chiếu cạnh là tam giác cân
C. Hình chiếu bằng là hình vuông
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 10: Lăng trụ đều đáy là tam giác thì:
A. Hình chiếu đứng là tam giác
B. Hình chiếu bằng là tam giác
C. Hình chiếu cạnh là tam giác
D. Đáp án khác
Đáp án: B