Công nghệ CNC là gì? Ưu nhược điểm của công nghệ CNC
Tìm hiểu về công nghệ CNC là gì mà được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống sản xuất? Ưu nhược điểm của loại hình công nghệ này. Cũng như lịch sử xuất hiện của công nghệ CNC ở Việt Nam từ khi nào? Những thông tin đó sẽ được chia sẻ ngay bên dưới đây.
CNC là gì?
CNC là viết tắt của từ gì? CNC là viết tắt của cụm từ Computer Numerical Control có nghĩa là điều khiển bằng máy tính.
Công nghệ CNC là gì?
Công nghệ CNC (Computer Numerical Control) là loại công nghệ sử dụng máy tính để điều khiển máy móc hoạt động. Mà theo đó ở mỗi bộ phận sẽ được lập trình sẵn thành một chuỗi công việc do người sử dụng thiết lập. Nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm có kích thước và hình dạng được yêu cầu.
Với công nghệ CNC bạn có thể cắt theo hình dạng 2D, 3D như mong muốn.
Công nghệ CNC ở Việt Nam xuất hiện từ khi nào?
Ý tưởng hình thành công nghệ CNC đã có từ rất sớm ở Mỹ từ cuối thập niên những năm 40 và đầu 50. Đến nêm 1952 máy điều khiển số tự động đầu tiên được hình thành là máy phay trục đứng Cincinnati. Trải qua hàng chục năm để tiếp tục phát triển về công nghệ phần mềm điều khiển. Đến năm 1979 công nghệ CNC được xem là hoàn chỉnh nhờ tạo ra CAD/CAM – CNC.
Xuất hiện trên thế giới sớm là thế nhưng tại Việt Nam công nghệ này được biết khá trễ phải nói là đến những năm thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, công nghệ CNC dần được biết đến ở Việt Nam.
Cho đến hiện nay loại công nghệ này đã được phổ biến và ứng dụng nhiều. Tuy vậy các máy CNC được sử dụng đều là hàng nhập từ nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức. Hoặc một phần nhỏ khác sử dụng máy CNC được sản xuất trong nước. Cho dù thế nào thì vẫn đáp ứng được khả năng ứng dụng tốt và giá thành vẫn rất cao.
Phân loại máy CNC
Người ta phân loại máy CNC theo hai cách là dựa vào loại máy và dựa vào hệ thống điều khiển.
Phân theo loại máy: máy khoan CNC, máy phay CNC, máy tiện CNC,..
Phân loại theo hệ điều khiển:
-
Hệ điều khiển điểm: Là những máy gia công trên những điểm đã được xác định. Các điểm này được dựa vào khái niệm toán học. Ví dụ như máy khoan, khoét, máy đập, máy hàn,…
-
Máy điều khiển dạng đoạn thẳng: Là máy chuyên dùng để gia công theo đường thẳng. Nó dựa vào những đường thẳng đã được vạch trước và cắt theo.
-
Máy điều khiển đường: Dùng để gia công theo đường được yêu cầu trước. Ví dụ như máy 2D, 3D, 4D,…
Ngoài ra, có thể dựa vào loại hình cắt nữa như điêu khắc tượng, cắt kim loại, khắc gỗ,…
Các loại máy CNC phổ biến trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có các loại máy cơ khí ứng dụng công nghệ CNC giúp nâng cao năng suất và độ chính xác cũng như giúp việc chế tạo cơ khí trở nên an toàn và nhanh chóng hơn. Dưới đây là 5 loại máy cơ khí phổ biến:
- Máy cắt CNC
: máy cắt CNC phổ biến nhất là máy cắt laser CNC sử dụng công nghệ cắt laser kết hợp với lập trình điều khiển máy tạo ra những vết cắt gọn gàng, đúng vị trí và có độ chính xác cao.
- Máy phay CNC
: là loại máy sử dụng dao cắt quay tròn để loại bỏ những vật liệu ra khỏ phôi, có 2 loại dao đó là nằm ngang và nằm dọc để phù hợp cắt gọt phôi vật liệu khác nhau. Máy sử dụng công nghệ CNC giúp cho dao cắt có thể di chuyển theo nhiều hướng khác nhau để cắt gọt.
- Máy tiện CNC
: máy tiện gồm 2 bộ phần đó là bộ phận cố định phôi và bộ phận lắp dụng cụ cắt, lập trình CNC giúp cho máy tiện di chuyển chính xác tạo ra đường cắt ở vị trí khác nhau để tạo ra hình dạng mong muốn.
- Máy mài CNC
là loại máy dùng để mài dao và các bộ phận dao cắt của các loại máy móc công nghiệp khác. Máy mài CNC có khả năng xử lý với tốc độ nhanh, chính xác trên các vật liệu có độ cứng cao và cả dễ vỡ.
- Máy chấn CNC
: sử dụng lập trình CNC giúp cho máy chấn chính xác vị trí đánh dấu, đường chấn đẹp, chính xác theo bản vẽ.
Đặc trưng của máy sử dụng công nghệ CNC
-
Khả năng tự động hóa cao. Máy CNC có khả năng tự do hoạt động cáo nhờ đó tăng năng suất dao cắt và giảm thời gian phụ tối ưu. Mỗi máy sẽ có khả năng tự động riêng. Có thể thực hiện cùng lúc nhiều chuyển động để nâng cao năng suất nhất. CNC công nghệ cao có khả năng tự thay dao, điều chỉnh sai số, kiểm tra kích thước và điều chỉnh tự động,…
-
Khả năng linh hoạt cao. Vì có thể thay đổi chương trình điều khiển một cách nhanh chóng và đơn giản cũng như tương thích với nhiều loại chi tiết khác nhau. Nhờ đó giảm được cả hai là thời gian phụ và chuẩn bị sản xuất. Giúp cho hoạt động sản xuất hàng loạt và được hoạt động nhanh nhờ những chương trình chi tiết có sẵn. Ngoài ra những điều khiển hay thay đổi đều dễ dàng vì chương trình điều khiển không nằm trên máy CNC mà trên phần mềm máy tính.
-
Tính tập trung nguyên công lớn. Có khả năng hoạt động với số lượng lớn nguyên công khác nhau nhưng không cần thay đổi vị trí gá đặt chi tiết.
-
Tính chính xác cao, chất lượng đảm bảo. Bởi vì được hoạt động bởi máy móc nên khả năng bị hư hỏng do sai sót con người là không thể. Mỗi vị trí, kích cỡ, chi tiết đều được đo lường bởi máy móc nên khả năng chính xác rất cao. Đồng thời chúng luôn được hoạt động lặp lại ổn định và chính xác.
Ưu và nhược điểm của công nghệ CNC
Ưu điểm của công nghệ CNC
-
Gia công được trên những hình dạng, chi tiết phức tạp
-
Hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao: tăng tuổi thọ dao cắt, giảm phế phẩm, không tốn tiền thuê nhân công lao động,..
-
Giúp tiết kiệm thời gian sản xuất và thời gian sử dụng máy nhờ tái sử dụng chương trình gia công
-
Linh hoạt thay đổi chi tiết sản phẩm và rút ngắn thời gian chuẩn bị
-
Hoạt động liên tục và đồng nhất nên năng suất cao
-
Độ chính xác cao, tốc độ cát nhanh và giảm được thời gian gia công
-
ít sửa chữa và bảo hành thấp vì ít khi máy bị hư
-
Cho phép gia công hoàn loạt.
Nhược điểm của máy CNC
-
Giá thành cao
-
Tuy ít hư hại nhưng nếu mỗi lần sửa chữa sẽ tốn nhiều chi phí
-
Thị trường lao động về nhân công điều khiển và vận hành máy bị thiếu nên tìm kiếm hơi khó khăn.
Ứng dụng của máy CNC
Máy CNC có chức năng chính là gia công cắt/ gọt để sản xuất ra những sản phẩm hoàn chỉnh từ các nguyên vật liệu khác nhau. Cụ thể có thể làm trên kim loại, gỗ, xốp, nhựa,…
Máy CNC có rất nhiều ứng dụng, tùy theo từng loại khác nhau sẽ có công dụng khác nhau. Ví dụ máy tiện kim loại dùng để gia công thanh tròn, ren, ống tròn,… Máy Phay để gia công bề mặt, rãnh then,..Máy khoan dùng để khoan lỗ,…
Với một lượng kiến thức không quá nhiều như trên chắc bạn đã hiểu về công nghệ CNC là gì? rồi đúng không. Mong rằng những thông tin hữu ích về công nghệ CNC sẽ giúp ích cho bạn.