Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 17: Khái quát về thiết kế kĩ thuật

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 17: Khái quát về thiết kế kĩ thuật sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 17 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Khái quát về thiết kế kĩ thuật

I. Hoạt động thiết kế kĩ thuật

Câu hỏi mở đầu trang 101 Công nghệ 10: Quan sát Hình 17.1 và cho biết tên gọi của sản phẩm trong hình, ai là người sáng chế ra nó, vào thời gian nào? Sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu nào trong cuộc sống? Hoạt động như thế nào? Theo thời gian, sản phẩm này đã thay đổi như thế nào?

Câu hỏi mở đầu trang 101 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu, liên hệ thực tiễn

Lời giải:

Hình 17.1 miêu tả chiếc điện thoại đầu tiên được sáng chế bởi Alexander Graham Bell năm 1876

Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu liên lạc của con người trong cuộc sống, nó là kết quả của nỗ lực tìm tòi ra phương thức liên lạc mới thay thế cho loại máy điện báo thô sơ thường sử dụng trước đó.. Ngày nay, điện thoại là thiết bị quan trong không tách rời khỏi đời sống

Theo thời gian, sản phẩm này đã thay đổi rất lớn đến thiết kế khiến chúng ngày càng phổ biến và thông minh hơn.

Câu hỏi trang 101 Công nghệ 10: Thiết kế kĩ thuật khác với thiết kế mĩ thuật như thế nào?

Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu, liên hệ thực tiễn

Lời giải:

Thiết kế kĩ thuật là những hoạt động đặc thù của các kĩ sư nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề, nhu cầu thực tiễn trên cơ sở vận dụng của các kiến thức toán học, khoa học tự nhiên và công nghệ cao hiện có. Kết quả của hoạt động thiết kế kĩ thuật là giải pháp, sản phẩm công nghệ mới được sinh ra.

II. Vai trò ý nghĩa của hoạt động thiết kế kĩ thuật

Câu hỏi trang 102 Công nghệ 10: Hình 17.2 thể hiện một số sản phẩm của hoạt động thiết kế kĩ thuật. Hãy quan sát và cho biết:

– Tên gọi và ứng dụng của sản phẩm có trong hình.

– Những sản phẩm nào có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây?

– Chọn một sản phẩm, tìm kiếm về thời gian của sản phẩm trong quá khứ và mô tả sự thay đổi của sản phẩm đó theo thời gian.

Câu hỏi trang 102 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Tra cứu, quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải:

– Tên gọi và ứng dụng của sản phẩm có trong hình.

1. Ngôi nhà: nơi trú ngụ, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

2. Máy cassette: dùng để phát ra âm thanh.

3. Cối xay gạo: dùng để xay thóc, tách trấu.

4. Đèn học: dùng để phát sáng nơi làm việc

5. Máy bay: di chuyển đến địa điểm xa hơn

6. Điện thoại: liên lạc, lướt web…

7. Xe đạp: dùng để di chuyển.

8. Ô tô: dùng để di chuyển.

9. Tivi: dùng để xem chương trình, phim, nhạc, giải trí…

– Những sản phẩm có sự phát triển nhanh chóng gần đây là: Tivi, điện thoại, oto.

Tìm hiểu sự thay đổi của điện thoại theo thời gian:

1. Năm 1876: chiếc điện thoại đầu tiên ra đời bởi Alexander Graham Bell.

2. Năm 1973: Martin Cooper phát minh ra điện thoại thông minh.

3. Từ đó đến nay, điện thoại di động không ngừng được thay đổi, cải tiến trong công nghệ cũng như kiểu dáng.

4. Năm 2007, hãng Apple đã cho ra mắt chiếc điện thoại Iphone, sự ra đời này đánh dấu sự sáng tạo đột phá lớn về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác nhẹ nhàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay. 

III. Nghề nghiệp và hoạt động thiết kế

Câu hỏi trang 103 Công nghệ 10: Quan sát Hình 17.3 và thực hiện nhiệm vụ sau đây:

– Mô tả về từng chiếc điện thoại, cách sử dụng mỗi loại.

– Sắp xếp các điện thoại trong hình theo thứ tự thời gian xuất hiện và nhận xét sự phát triển về công nghệ giữa các phiên bản khác nhau của điện thoại.

Câu hỏi trang 103 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Tra cứu, quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải:

– Mô tả về từng chiếc điện thoại, cách sử dụng mỗi loại.

a. Điện thoại quay số: Muốn chọn bấm số nào thì luồn tay vào đúng khuôn lỗ ứng với số đó trên khuôn, thực hiện động tác quay tới khi nào hết mức thì thôi.

b. Điện thoại bàn: Khi sử dụng, nhấc tai nghe và bấm số trên bàn phím.

c. Điện thoại di động: Nhỏ gọn, có thể cầm theo bên người. Khi cần sử dụng, bấm các nút trên bàn phím.

d. Điện thoại thông minh: Người dùng thực hiện các thao tác trên màn hình cảm ứng.

– Sắp xếp các điện thoại theo thứ tự thời gian xuất hiện: a – b – c -d

Nhận xét: Càng về sau, điện thoại ngày càng được cải tiến về công nghệ với nhiều tính năng vượt trội. Chúng ngày càng nhỏ và càng được phổ biến.

Câu hỏi trang 103 Công nghệ 10: Hình 17.4 là một sản phẩm của hoạt động thiết kế. Hãy cho biết các sản phẩm đó thuộc nghề nghiệp nào.

Câu hỏi trang 103 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Tra cứu, quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải:

Các sản phẩm đó thuộc nghề nghiệp :

a. Sản phẩm ngành kiến trúc sư

b. Sản phẩm ngành thiết kế và trang trí nội thất

c. Sản phẩm ngành thiết kế sản phẩm

d. Sản phẩm ngành thiết kế thời trang

Câu hỏi trang 104 Công nghệ 10: Nghiên cứu nội dung về một số nghề liên quan tới thiết kế và cho biết đặc điểm công việc, cơ hội làm việc của từng nghề như thế nào?

Phương pháp giải:

Tra cứu, quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải:

Nghề thiết kế

Đặc thù công việc

Cơ hội việc làm

Nhà thiết kế thời trang

– Thiết kế quần áo, phụ kiện và giày dép

-Tạo ra những bộ sưu tập và dòng sản phẩm thời trang.

– Làm việc trong các đơn vị tổ chức trình diễn thời trang và xuất bản tạp chí thời trang…

– Làm việc trong các công ty thiết kế, sản xuất hàng dệt may, thời trang….

– Làm việc trong các nhà xuất khẩu, bán lẻ hàng dệt may, thời trang…

Nhà thiết kế và trang trí nội thất

– Lên kế hoạch và thiết kế nội thất nhà thương mại, công nghiệp, công cộng, bán lẻ và nhà ở để tạo ra một môi trường phù hợp với mục đích.

– Có tính đến các yếu tố nâng cao môi trường sống, làm việc và xúc tiến bán hàng.

– Làm trong các công ty kiến trúc, nội thất, khách sạn, nghỉ dưỡng, nhà hát, trường quay…

– Làm trong các công ty xuất nhập khẩu,…

Kiến trúc sư xây dựng

– Thiết kế các tòa nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí

– Lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục các công trình.

– Làm tại công ty xây dựng, kiến trúc, tư vấn thiết kế 

– Các đơn vị quản lý, quy hoạch đô thị.

Luyện tập trang 104 Công nghệ 10: Hãy đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với mỗi nghề liên quan tới thiết kế trong bài học này. Tìm kiếm thông tin về các cơ sở đào tạo các ngành nghề đó.

Phương pháp giải:

Tra cứu, quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải:

HS tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với mỗi nghề và tìm kiếm thông tin về các cơ sở đào tạo các ngành nghề đó.

Gợi ý: VD ngành kiến trúc sư xây dựng

Mức độ phù hợp: Nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có đam mê, có khả năng học hỏi nâng cao…

Thông tin về các cơ sở đào tạo ngành nghề đó

Có thể tham khảo các trường như: Đại học Xây dựng Hà Nội và đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học sư phạm Mỹ Thuật…

VD là Đại học Kiến trúc Hà Nội 

– Mỗi năm tuyển khoảng 400 -500 chỉ tiêu 

– Trường hiện có 31 đơn vị trực thuộc, trong đó có 14 đơn vị thuộc khối đào tạo, 11 đơn vị thuộc khối quản lý và phục vụ đào tạo, 06 đơn vị thuộc khối lao động sản xuất và chuyển giao công nghệ;

– Nhà trường có trên 1000 cán bộ viên chức và người lao động hợp đồng, trong đó có 520 cán bộ giảng dạy, 01 Giáo sư, 29 Phó Giáo sư, 99 Tiến sĩ, 402 Thạc sĩ;

– Đảng bộ Nhà trường trực thuộc Đảng ủy Khối các Trường Đại học, Cao đẳng thành phố Hà Nội, gồm 495 Đảng viên, biên chế 30 Chi bộ;

– Công đoàn Nhà trường trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội với hơn 1000 Đoàn viên sinh hoạt ở 30 tổ Công đoàn và Công đoàn bộ phận…

Vận dụng 1 trang 104 Công nghệ 10: Tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học đào tạo về các ngành nghề liên quan tới thiết kế kĩ thuật.

Phương pháp giải:

Tra cứu, quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải:

Có thể tìm hiểu một số trường giáo dục đào tạo nghề và các đại học liên quan đến kĩ thuật như

– Đại học Kiến trúc

– Đại học sư phạm mỹ thuật 

– Đại học Công Nghiệp

– Đại học Bách Khoa Hà Nội…

Vận dụng 2 trang 104 Công nghệ 10: Hãy quan sát và phát hiện một vấn đề kĩ thuật đơn giải quyết trong cuộc sống; đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đó.

Phương pháp giải:

Tra cứu, quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải:

Học sinh tự chọn vấn đề và nêu giải quyết

VD:

– Lựa chọn bàn ghế sao cho ngồi học luôn thoải mái

– Lựa chọn máy tính học tập

– Sắp xếp các vị trí đồ dùng trong nhà…

 Lý thuyết Bài 17: Khái quát về thiết kế kĩ thuật 

I. Hoạt động thiết kế kĩ thuật

– Thiết kế kĩ thuật là hoạt động đặc thù của các kĩ sư nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề và nhu cầu thực tiễn trên cơ sở khoa học sẵn có và kết quả thu được là giải pháp kĩ thuật hoặc sản phẩm công nghệ mới

– Hoạt động thiết kế kĩ thuật bao gồm các bước chủ yếu như: 

+ Xác định vấn đề

+ Đề xuất giải pháp

+ Lựa chọn và thực hiện hóa giải pháp

+ Đánh giá và hiệu chỉnh giải pháp

– Hoạt động thiết kế kĩ thuật giúp nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn tổng thể và mang tính hệ thống

II. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thiết kế kĩ thuật

– Hoạt động kĩ thuật có hai vai trò chủ yếu sau

+ Phát triển sản phẩm

Công nghệ 10 Bài 17: Khái quát về thiết kế kĩ thuật | Kết nối tri thức (ảnh 3)

+ Phát triển công nghệ

– Nhờ có thiết kế kĩ thuật, các công nghệ ngày sau càng được cải tiến và liên tục phát triển và có nhiều ưu điểm hơn công nghệ trước đó

III. Nghề nghiệp và hoạt động thiết kế

1. Đặc điểm, tính chất chung của nghề nghiệp liên quan tới thiết kế

– Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề liên quan đến thiết kế và đòi hỏi sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực, chủ yếu là toán, khoa học công nghệ, nghệ thuật

– Người làm nghề thiết kế chủ yếu hoạt động trí óc là chính, có tư duy logic tốt và năng lực thẩm mỹ 

Công nghệ 10 Bài 17: Khái quát về thiết kế kĩ thuật | Kết nối tri thức (ảnh 4)2. Một số nghề nghiệp thiết kế

Một số ngành nghề thiết kế

Nghề thiết kế

Đặc thù công việc

Cơ hội việc làm

Nhà thiết kế thời trang

– Thiết kế quần áo, phụ kiện và giày dép

– Tạo ra những bộ sưu tập và dòng sản phẩm thời trang.

– Làm việc trong các đơn vị tổ chức trình diễn thời trang và xuất bản tạp chí thời trang…

– Làm việc trong các công ty thiết kế, sản xuất hàng dệt may, thời trang….

– Làm việc trong các nhà xuất khẩu, bán lẻ hàng dệt may, thời trang…

Nhà thiết kế và trang trí nội thất

– Lên kế hoạch và thiết kế nội thất nhà thương mại, công nghiệp, công cộng, bán lẻ và nhà ở để tạo ra một môi trường phù hợp với mục đích.

– Có tính đến các yếu tố nâng cao môi trường sống, làm việc và xúc tiến bán hàng.

– Làm trong các công ty kiến trúc, nội thất, khách sạn, nghỉ dưỡng, nhà hát, trường quay…

– Làm trong các công ty xuất nhập khẩu,…

Kiến trúc sư xây dựng

– Thiết kế các tòa nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí

– Lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục các công trình.

– Làm tại công ty xây dựng, kiến trúc, tư vấn thiết kế 

– Các đơn vị quản lý, quy hoạch đô thị.

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính

Bài 18: Quy trình thiết kế kĩ thuật

Bài 19: Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật

Bài 20: Nguyên tắc thiết kế kĩ thuật

Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật