Công dụng của cây thuốc thạch vĩ

Cây thạch vĩ là loại thảo dược có vị ngọt, tính lạnh. Tương ứng với 2 kinh mạch là tiểu trường và bàng quang. Chúng có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi tiểu. Hiệu quả trong việc điều trị các bệnh đường niệu như tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng.

1. Cây thuốc thạch vĩ là gì?

Cây thạch vĩ là loại thảo dược có vị ngọt, tính lạnh. Tương ứng với hai kinh mạch là tiểu trường và bàng quang. Cây thạch vĩ dây còn có tên gọi là dương vong, thạch bì, kim tinh thảo, thạch lan, phi đao kiếm. Theo trường phái Đông y, chúng được gọi là “hải kim sa” vì lá cây thạch vĩ có màu lóng lánh như những hạt cát vàng (kim sa).

Cây thạch vĩ thuộc họ dương xỉ nhỏ, thân và rễ dài 0,50m, dày 4mm, chia thành nhiều nhánh. Trên thân rễ của cây thạch vĩ có nhiều vảy lớn và phân rễ chia nhánh hình sợi mọc đối bên dưới. Lá của cây gồm 2 loại chính là vô sinh và phì. Cuống lá của loại lá phì dài khoảng 9cm, có hình mác rộng.

Mặt trên của lá nhẵn, màu xanh lục và mặt dưới màu nâu nhạt, vết bệnh hình đa nang, trừ gân giữa. Qua quan sát bằng kính hiển vi, chúng ta có thể thấy khoang nang lông được cấu tạo bởi những chùm nang lông được ngăn cách bởi những sợi lông dài hình sao có cuống. Lá vô trùng có cuống ngắn khoảng 5cm, đầu hơi hình mác, dài khoảng 9-11cm và rộng 3-4cm. Mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu lục nâu, gân lá hình lông chim.

2. Tác dụng dược lý của cây thạch vĩ

Sử dụng 350g cây thạch vĩ, dùng ete etylic lấy kiệt trong máy soxhlet. Bốc hơi ete, sẽ được chừng 13g cao. Chất cao này không có tác dụng trên giun đất. Bã còn lại sau khi chiết bằng ete, được chiết lại bằng cồn 900, rồi bốc hơi rượu sẽ được 14g cao mềm. Hòa tan cao này trong nước cất. Dùng dịch cao này trong nước với nồng độ 5% thử trên giun đất, làm giun chết sau 45 phút.

Một thử nghiệm khác có tác dụng trên nhiều loại ký sinh trùng khác nhau cho thấy có tác dụng rõ rệt đối với sán lá ruột (Fasciol- opsis buski). Ký sinh trùng chết 15 phút sau khi cho thuốc.

cây thạch vĩ

3. Công dụng và liều dùng

Cây thuốc thạch vĩ có vị đắng ngọt, hơi hàn, vào 2 kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Vì lý do này nên dược liệu này được sử dụng để làm thuốc lợi tiểu.

Bên cạnh đó, người ta dùng thạch vĩ làm thuốc lợi tiểu, dùng trong trường hợp tiểu tiện ra sỏi và máu, viêm niệu đạo, bàng quang. Một số người còn điều chế dược liệu này dùng làm thuốc bổ, thân rễ chữa bệnh than, ung nhọt lở loét, ngộ độc do lưu huỳnh. Nấu với dầu, bôi lên nơi tóc không mọc để chữa bệnh rụng tóc.

Liều dùng của cây thạch vĩ được khuyến cáo đó là 6 đến 12g/ ngày dưới dạng thuốc sắc.

4. Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Các bài thuốc từ cây thạch vĩ được điều chế theo kinh nghiệm bao gồm:

  • Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, nước tiểu đỏ do nhiệt: Thạch vĩ dây 24g cho 400ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, có thể thêm chút đường, uống thay trà trong ngày. Có thể thay thế bằng các vị thuốc sau: Thạch vĩ dây 100g, mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tất cả tán thành bột, uống ngày 5 – 8g, chia 3 lần, chiêu với nước ấm.
  • Sản phụ ít sữa: Thạch vĩ dây 12 – 24g, rửa sạch, đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
  • Điều trị bỏng lửa (bỏng nhẹ, vết thương hẹp): Thạch vĩ dây 25g, đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với ít dầu vừng, rửa sạch vết thương bôi vào chỗ bị bỏng.
  • Chữa ăn uống khó tiêu, bụng trướng đầy do thấp trệ (tỳ thấp trướng mãn): Thạch vĩ dây 20g, bạch truật 8g, cam thảo 2g. Đổ 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 5 – 10 ngày.
  • Hỗ trợ chữa sỏi niệu đạo: Thạch vĩ dây 30g, biển súc 15g, mã đề 30g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần. Nếu tiểu tiện khó đau rát: Thạch vĩ dây 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sắc mạch môn, ngày 2 – 3 lần.

Cây thạch vĩ là một vị thuốc nam khá thông dụng trong Y Học Cổ Truyền. Tuy nhiên người tỳ vị hư hàn không dùng thạch vĩ. Do đó, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao trong điều trị, người dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.