Công đoàn Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam: Giúp nông dân làm giàu

Những công trình được nông dân tiếp nhận
Nhắc đến giống lúa VNĐ 95-20, anh em trong viện tự hào: “Đây là một trong 5 giống lúa chủ lực trong cơ cấu giống lúa cho vùng lúa xuất khẩu. Giống lúa này đã được trồng hàng trăm ngàn hecta cho cả 3 vụ ở đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở miền Đông Nam Bộ, năng suất bình quân 7-9 tấn/ha/vụ”. Lợi ích kinh tế đem lại cho nông dân quả thật không nhỏ. Không chỉ có giống lúa này, giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng đã được viện nghiên cứu khôi phục lại chất lượng, giữ vững thương hiệu truyền thống. Giống ngô lai đơn ngắn ngày V98-1 với thời gian sinh trưởng ngắn, giá thành thấp, năng suất cao… cũng đã giúp giải quyết mùa vụ cho những vùng trồng ngô ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Hay cây cà chua ghép kháng bệnh héo rũ vi khuẩn với những đặc tính vượt trội về chất lượng quả, năng suất… đã được trồng rộng rãi ở Lâm Đồng…
Chỉ tính 5 năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ khoa học của viện đã đưa ra sản xuất 20 giống lúa, rau, ngô, đậu…; 41 giống cây trồng các loại; 28 quy trình, biện pháp kỹ thuật được Nhà nước công nhận để đưa ra sản xuất. Viện còn nghiên cứu và đưa ra sản xuất các giống heo, bò, gà, dê, bò thịt, bò sữa… có năng suất cao, giúp người chăn nuôi có thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định cho nông dân.
Trong những năm qua, ngoài sự đam mê nghề nghiệp của CB-CNV, các phong trào thi đua do CĐ phát động có tác dụng rất lớn. Và từ những phong trào ấy, cán bộ của viện đã có nhiều nghiên cứu thiết thực khác góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. Chẳng hạn như: quy trình khai hoang, cải tạo đất phèn cho vùng Đồng Tháp Mười; canh tác và bảo vệ thực vật theo hướng hữu cơ để sản xuất nho an toàn ở Ninh Thuận; các giống sắn KM60, KM94, KM 98…

Động viên CB-CNV học tập, nghiên cứu
Bà Trần Thị Thu Hằng, Chủ tịch CĐ viện, cho biết: “Là cầu nối giữa Ban Giám đốc với CB-CNVC, CĐ đã động viên, khích lệ mọi người tích cực học tập nâng cao trình độ bằng hình thức hỗ trợ kinh phí, khen thưởng. Cán bộ nào bảo vệ thành công luận văn, luận án đều được CĐ khen thưởng và mức thưởng sẽ tăng gấp đôi nếu là cán bộ nữ”. Do đó, viện đã có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn giỏi, có thể đảm trách được những công trình nghiên cứu tầm cỡ. Hiện, viện có 22 CB-CNV đang học sau đại học, 15 cán bộ học ngoại ngữ, 28 người được thi nâng ngạch nghiên cứu viên chính và hàng trăm lượt cán bộ được cử đi học các lớp ngắn hạn về chuyên môn, các chương trình hợp tác quốc tế…

Năm 2003, 2004 là năm “bội thu” giải thưởng của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp (KHKTNN) Miền Nam. Những nghiên cứu thiết thực như: giống lúa VNĐ 95-20, giống ngô lai đơn… không những được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp mà còn đoạt những giải thưởng uy tín của Nhà nước”. Bà Lê Thị Hồng Thủy, Chủ tịch CĐ khối Bộ NN-PTNT, vui mừng cho biết như thế.Nhắc đến giống lúa VNĐ 95-20, anh em trong viện tự hào: “Đây là một trong 5 giống lúa chủ lực trong cơ cấu giống lúa cho vùng lúa xuất khẩu. Giống lúa này đã được trồng hàng trăm ngàn hecta cho cả 3 vụ ở đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở miền Đông Nam Bộ, năng suất bình quân 7-9 tấn/ha/vụ”. Lợi ích kinh tế đem lại cho nông dân quả thật không nhỏ. Không chỉ có giống lúa này, giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng đã được viện nghiên cứu khôi phục lại chất lượng, giữ vững thương hiệu truyền thống. Giống ngô lai đơn ngắn ngày V98-1 với thời gian sinh trưởng ngắn, giá thành thấp, năng suất cao… cũng đã giúp giải quyết mùa vụ cho những vùng trồng ngô ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Hay cây cà chua ghép kháng bệnh héo rũ vi khuẩn với những đặc tính vượt trội về chất lượng quả, năng suất… đã được trồng rộng rãi ở Lâm Đồng… Chỉ tính 5 năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ khoa học của viện đã đưa ra sản xuất 20 giống lúa, rau, ngô, đậu…; 41 giống cây trồng các loại; 28 quy trình, biện pháp kỹ thuật được Nhà nước công nhận để đưa ra sản xuất. Viện còn nghiên cứu và đưa ra sản xuất các giống heo, bò, gà, dê, bò thịt, bò sữa… có năng suất cao, giúp người chăn nuôi có thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định cho nông dân. Trong những năm qua, ngoài sự đam mê nghề nghiệp của CB-CNV, các phong trào thi đua do CĐ phát động có tác dụng rất lớn. Và từ những phong trào ấy, cán bộ của viện đã có nhiều nghiên cứu thiết thực khác góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. Chẳng hạn như: quy trình khai hoang, cải tạo đất phèn cho vùng Đồng Tháp Mười; canh tác và bảo vệ thực vật theo hướng hữu cơ để sản xuất nho an toàn ở Ninh Thuận; các giống sắn KM60, KM94, KM 98…Bà Trần Thị Thu Hằng, Chủ tịch CĐ viện, cho biết: “Là cầu nối giữa Ban Giám đốc với CB-CNVC, CĐ đã động viên, khích lệ mọi người tích cực học tập nâng cao trình độ bằng hình thức hỗ trợ kinh phí, khen thưởng. Cán bộ nào bảo vệ thành công luận văn, luận án đều được CĐ khen thưởng và mức thưởng sẽ tăng gấp đôi nếu là cán bộ nữ”. Do đó, viện đã có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn giỏi, có thể đảm trách được những công trình nghiên cứu tầm cỡ. Hiện, viện có 22 CB-CNV đang học sau đại học, 15 cán bộ học ngoại ngữ, 28 người được thi nâng ngạch nghiên cứu viên chính và hàng trăm lượt cán bộ được cử đi học các lớp ngắn hạn về chuyên môn, các chương trình hợp tác quốc tế…

Không những thế, từ năm 1995, CĐ đã vận động và giúp sức cho cán bộ khoa học tham gia các hội thi khoa học sáng tạo cấp TP và cấp quốc gia. Kết quả, CB-CNV ở viện đã đoạt hàng chục giải thưởng uy tín cấp TP và Trung ương. Tiêu biểu như cây ngô lai đơn V98-1 đoạt giải khuyến khích tại hội thi VIFOTEC, bằng và huy hiệu lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam; cây cà chua ghép kháng bệnh héo rũ vi khuẩn đoạt giải nhất giải Sáng tạo kỹ thuật TPHCM 2004; “Công nghệ sản xuất thức ăn cho lợn con sau cai sữa” cũng đoạt giải ba ở hội thi này… Những giải thưởng lớn này cộng với sự quan tâm khen thưởng của CĐ về vật chất cũng như tinh thần đã trở thành động lực thúc đẩy những cán bộ nghiên cứu của viện phấn khởi đầu tư những đề tài khác. Hiện viện đang được đề nghị Chủ tịch nước xét tặng Huân chương Độc lập hạng 2.