Công Ty TNHH Có Tư Cách Pháp Nhân Không?

Với những ai đang đắn đo trong việc thành lập công ty, giữa các loại hình doanh nghiệp mà pháp luật quy định, thì lựa chọn loại hình nào có tư cách pháp nhân hay không, là quyết định ảnh hưởng lớn đến những bước đi sau này của doanh nghiệp.

Một trong những loại hình doanh nghiệp được sử dụng nhiều nhất là công ty TNHH, để hiểu rõ hơn công ty TNHH là gì, công ty TNHH có tư cách pháp nhân không? Những điều kiện để có tư cách pháp nhân? Khi nào công ty được coi là có tư cách pháp nhân. Hãy theo dõi những nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này.

Bài viết mới:

Công ty TNHH là gì?

Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp, công ty TNHH được chia ra thành hai loại là công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên.

Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến ở Việt Nam, được các cá nhân, tổ chức ưu ái lựa chọn để thành lập.

Thành viên của công ty TNHH có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài góp vốn thành lập, số lượng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quá 50 người, đối với công ty TNHH một thành viên do một cá nhân, tổ chức thành lập và là chủ sở hữu.

Chủ sở hữu, các thành viên công ty phải có trách nhiệm, nghĩa vụ về các khoản nợ, tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ quy định trước đó.

Công ty TNHH do có số lượng thành viên công ty ít nên việc điều hành, kiểm soát có thể diễn ra dễ dàng và chặt chẽ hơn.

Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định?

Một doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện sau đây để có thể được công nhận là có tư cách pháp nhân bao gồm:

– Chủ  thế có tư cách pháp nhân bắt buộc là tổ chức, tổ chức này phải được thành lập theo quy định của pháp luật tức được nhà nước thành lập, hoặc được phép thành lập theo quy định tại bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp, hoặc các văn bản khác có liên quan.

Pháp nhân phải tuân thủ các quy định của nhà nước về việc đăng ký thành lập pháp nhân, đăng ký thay đổi hay các thủ tục khác.

Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai, có tên gọi riêng biệt để tránh nhầm lẫn với các pháp nhân khác.

– Tổ chức là pháp nhân khi có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo thể thống nhất, vận hành có hiệu quả, bộ máy chặt chẽ từ trên xuống dưới.

Việc có cơ cấu tổ chức chặt chẽ phải thể hiện qua việc có bộ phận điều hành tổ chức, có quy định cụ thể về quyền hạn, nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức, có các bộ phận, cơ quan khác thực hiện công việc của tổ chức.

– Được coi là pháp nhân khi tổ chức đó tự chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ, tài sản trong giới hạn tài sản vốn có của tổ chức. Tài sản pháp nhân không chịu sự chi phối, kiếm soát của bất kỳ cá nhân trong hay ngoài tổ chức

Tài sản vốn có của tổ chức được hình thành từ khi thành lập bằng khối tài sản mà thành viên, chủ sở hữu và các tài sản khác góp vốn vào được ghi nhận bằng văn bản.

Theo đó tài sản của tổ chức và các thành viên trong tổ chức phải tách biệt nhau, không được trộn lẫn, không được gộp vào nhau.

– Được coi là pháp nhân khi tổ chức đó nhân danh bản thân tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật như giao dịch dân sự, giải quyết tranh chấp… với tổ chức khác.

Mỗi pháp nhân sẽ có người đại diện hợp pháp, mọi giao dịch, hay tham gia vào các quan hệ trong xã hội của pháp nhân sẽ thông qua người đại diện này. Người đại diện cho pháp nhân, nhân danh tư cách của pháp nhân, chứ không thực hiện theo danh nghĩa của bản thân.

Chỉ khi đáp ứng được những điều kiện trên chủ thế mới được coi là pháp nhân, khi được công nhận là pháp nhân sẽ mang lại nhiều ưu thế trong hoạt động của tổ chức, nhận được sự công nhận và bảo vệ từ nhà nước.

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân không?

Từ những phân tích trên về điều kiện để trở thành một pháp nhân, từ đó gắn vào đối tượng cụ thể là công ty TNHH để trả lời cho câu hỏi công ty TNHH có tư cách pháp nhân không?

Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo trình tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Theo hình thức chuẩn bị hồ sơ gửi cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó trả kết quả cho công ty.

Công ty có tên gọi riêng, có địa chỉ trụ sở rõ ràng, có điều lệ công ty riêng có thể phân biệt các công ty khác cùng loại hình hoặc loại hình khác.

Tài sản của công ty được hình thành do các thành viên trong công ty góp hoặc cam kết góp được ghi trong điều lệ của công ty. Tài sản này được sử dụng để duy trì, đầu tư, trả nợ,.. trong quá trình vận hành của công ty.

Công ty được tổ chức thành một hệ thống bài bản, chặt chẽ Hội đồng thành viên đứng đầu là Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, tổng giám đốc, ban kiểm soát và các thành viên công ty.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh, thành viên trong công ty được quy định cụ thể trong điều lệ của công ty.

Công ty TNHH có người đại diện pháp luật thường là giám đốc, tổng giám đốc nhân danh công ty thực hiện mọi giao dịch, quan hệ pháp luật phát sinh.

Từ những yếu tố trên có thể khẳng định rằng công ty TNHH là tổ chức có tư cách pháp nhân.

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ khi nào?

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các tổ chức, đơn vị phụ thuộc công ty TNHH không có tư cách pháp nhân như chi nhánh, văn phòng phụ thuộc do chúng không hoạt động độc lập và chịu sự chi phối của trụ sở chính.

Sau khi được công nhận là một pháp nhân thì công ty TNHH phải chịu mọi trách nhiệm bằng tài sản của mình không chịu trách nhiệm thay cho cá nhân khác, tổ chức khác, đồng thời tự chịu mọi trách nhiệm phát sinh trong quá trình hoạt động của mình.

Công ty TNHH có thể chấm dứt tư cách pháp nhân của mình thông qua cách hình thức như sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi, giải thể công ty, bị tuyên bố phá sản.

Những  chia sẻ của chúng tôi về “công ty TNHH có tư cách pháp nhân không” hy vọng có thể làm hài lòng quý độc giả, nếu còn thắc mắc về vấn đề này, liên hệ với chúng tôi thông qua Bravolaw 1900.6296 để được hỗ trợ nhanh nhất.