Công Thức Điều Chỉnh Âm Thanh Phù Hợp Từng Mục Đích Sử Dụng – Âm Thanh AHK
Việc điều chỉnh dàn âm thanh để phù hợp với từng mục đích sử dụng không hề khó, nhưng với người tiêu dùng không biết chút gì về thiết bị, máy móc âm thanh thì ngược lại rất khó khăn.
Chính vì vậy mà trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách điều chỉnh dàn karaoke chuyên nghiệp để mang lại âm thanh hay, chuẩn, đáp ứng được mong muốn của bạn. Hãy cùng tham khảo kỹ hơn trong bài viết dưới nhé!
Nội Dung Chính
Thủ thuật chỉnh amply karaoke để đạt hiệu quả cao
Một số lỗi thường gặp khi không căn chỉnh dàn karaoke
Trước khi tìm hiểu cách căn chỉnh bộ loa karaoke hay phù hợp với người sử dụng chúng ta cùng điểm qua một vài lỗi thường gặp nếu không tiến hành căn chỉnh dàn âm thanh, gồm:
Cần điều chỉnh dàn âm thanh trước khi sử dụng
– Micro thiếu tiếng làm người hát mệt, bị hụt hơi
– Khi lên các nốt cao hoặc trầm nhạc bị thiếu, không khoe được chất giọng của người hát
– Giọng hát bị vỡ, xé, méo tiếng và bạn không nhận ra giọng của chính mình
– Khi tiếng quá vang thì làm giọng người hát bị lộ khuyết điểm, ngược lại ít vang thì khiến người hát bị mệt
– Không bắt được nhịp bài hát do nhạc và tiếng micro không hòa vào nhau, khiến người hát cảm thấy khó chịu, không muốn hát nữa
Hướng dẫn căn chỉnh dàn karaoke để mang lại hiệu quả cao
Hướng dẫn điều chỉnh hệ thống âm thanh để mang lại hiệu quả tốt nhất
- Bước 1: Tắt hết các thiết bị, tiến hành điều chỉnh tất cả các núm vặn về vị trí 12h. Sau đó bật nguồn lại các thiết bị và lần lượt điều chỉnh các thiết bị âm thanh.
- Bước 2: Chỉnh micro
– Đầu tiên chỉnh nút số 1 và số 22, sau đó thử nói nói qua micro để đảm bảo tiếng đến tai người hát. Bước này rất quan trọng, nếu chỉnh thiếu, người hát rất dễ bị mệt khi sử dụng.
– Tiếp đến chỉnh nút số 4 LO, thử nói số “4” và “7” để kiểm tra độ trầm của micro. Nếu micro phát hiện tiếng “ồm ù” nguyên nhân là do thừa tiếng, hãy điều chỉnh lại để khi hát giọng hát thể hiện được xúc cảm và nét trầm buồn của nhạc.
– Chỉnh nút số 6 HI, thử nói số “6” và “9” để kiểm tra tress có đủ không. Nếu chỉnh bị thiếu thì tiếng sẽ bị già, buồn, thiếu sự tươi trẻ. Ngược lại nếu chỉnh bị thừa thì tiếng bị xé, tít, chói tai. Vặn nút xuôi theo chiều kim đồng hồ đến khi nào thử lại thấy ổn thì thôi.
– Chỉnh nút số 5 MID, thử nói số “2”, âm thanh phát ra tròn tiếng thì không cần điều chỉnh nữa. Nếu vẫn chưa được thì điều chỉnh lại đến khi phát ra âm thanh phù hợp.
Trong trường hợp có hai người hát song ca mà một trong hai micro hát kém hơn cái còn lại, hãy chỉnh tăng nút ECHO số 3 lên 1h để hỗ trợ cho micro còn lại.
- Bước 3: Chỉnh độ vang – Echo
– Nút số 16 RPT là nút điều chỉnh lại độ lặp của micro, nên điều chỉnh nút ở vị trí 12h. Nếu bạn hát tốt thì chỉnh số về 5, nếu tăng độ nhại thì vặn ngược kim đồng hồ về vị trí 11h. Nếu muốn tăng Echo thì làm ngược lại.
– Nút số 17 DLY là nút điều chỉnh tốc độ của giọng hát, điều chỉnh ở vị trí 12h là phù hợp nhất. Trong trường hợp bạn thấy tiếng hát chậm hơn so với tiếng nhạc và muốn tăng tốc độ giọng hát lên thì chỉnh nút lên vị trí 12h30 hoặc 13h. Ngược lại nếu muốn tiếng micro chậm lại thì vặn ngược lại.
– Nút số 14 LO là nút tăng giảm vang của tiếng micro trầm
– Nút số 15 HI là nút tăng giảm vang của tiếng micro cao
- Bước 4: Điều chỉnh tiếng nhạc – Music
– Chỉnh nút 18 Volume để tiếng nhạc to bằng tiếng hoặc nhỏ hơn
– Chỉnh nút 21 Treble lớn lên nếu thấy tiếng nhạc cao bị vỡ hoặc lùi lại nếu tiếng nhạc bị xé. Tuy nhiên khi điều chỉnh vẫn phải đảm bảo tiếng không bị thiếu, nếu không bản nhạc sẽ thiếu đi sự sinh động.
– Chỉnh nút 19 Bass cân bằng với Treble
– Nút 20 MID là nút chỉnh tiếng trung của nhạc, điều chỉnh nút này ở vị trí 9h – 10h là phù hợp nhất, nếu chỉnh quá lớn thì tiếng sẽ đè vào micro
- Bước 5: Chỉnh bộ nút tổng – Master channel
– Nút 22 đỏ tổng đảm nhận trách nhiệm tạo âm lượng cho cả phòng
– Nút 23 LO, 24 MID, 25 HI là nút tổng của micro và tiếng nhạc
Chỉnh hệ thống âm thanh để có được giọng hay, trong trẻo, rõ ràng
Trong trường hợp quý khách muốn điều chỉnh hệ thống âm thanh để có được giọng hát hay, trong trẻo, vang, rõ ràng thì bàn mixer đóng vai trò chủ chốt. Việc điều chỉnh không hề dễ dàng và đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu thiết bị âm thanh thật tốt. Quý khách có thể tự điều chỉnh micro hát karaoke hay hơn theo các bước dưới đây.
Liên hệ với AHK VIỆT NAM để được tư vấn điều chỉnh hệ thống âm thanh nhanh và dễ dàng nhất!
- Xác định tông giọng của người hát: Chẳng hạn đối với nam giới thì điều chỉnh tiếng bass và middle để âm thanh trầm và rõ ràng hơn. Ngược lại nữ giới có tông giọng cao nên điều chỉnh mixer ở mức độ phù hợp để tiếng không bị vỡ khi lên cao hoặc mất đi bản sắc riêng vì điều chỉnh quá thấp.
- Echo và Reverb: Khi điều chỉnh mixer, người thực hiện cần hiểu rõ vai trò của Echo và Reverb. Trong đó Echo đóng vai trò tạo tiếng vang còn Reverb thì thể hiện sự ngân dài của âm thanh. Hiểu rõ chức năng của hai nút này sẽ giúp người dùng tăng giảm âm thanh cho phù hợp với giọng hát của mỗi người.
- Xử lý Compressor và limiter: Một bản nhạc nếu thiếu đi sự cao trào sẽ không có gì nổi bật. Điều chỉnh Compressor ở ngưỡng định sẵn, nếu âm thanh quá lớn thì kéo Compressor xuống, ngược lại nếu âm thanh nhỏ thì nâng Compressor lên. Còn với limiter thì giữ nguyên vị trí ban đầu, không nên tăng hoặc giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rút rít, vỡ tiếng.
Vậy là AHK VIỆT NAM đã chia sẻ xong các công thức điều chỉnh âm thanh phù hợp với từng mục đích sử dụng. Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin thật hữu ích!