Công Nghệ Rửa Xe Ô Tô Không Cần Nước (update mới nhất)
Công nghệ rửa xe ô tô không cần nước là một trong những mô hình rửa xe hoàn toàn mới. Tính đến thời điểm hiện tại, việc công nghệ rửa xe 5.0 này đã có mặt tại Việt Nam hay chưa vẫn là câu hỏi làm băn khoăn không ít khách hàng.
Vậy công nghệ rửa xe không cần nước là gì? Hiệu quả làm sạch ra sao? Tính thực tiễn khi đưa vào vận hành có khả thi không?
Tất tần tật những điều cần biết về công nghệ rửa xe ô tô không cần nước
Hiện nay, các hình thức rửa xe công nghệ cao đang dần được ứng dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại để tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xịt rửa ô tô, xe máy. Tuy nhiên, vì vẫn còn khá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam nên công nghệ rửa xe không cần nước vẫn còn là một ẩn số.
Trên thực tế, rửa xe không cần nước là công nghệ vệ sinh ô tô, xe máy mới đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này không cần tới các loại máy rửa xe ô tô phức tạp mà chỉ cần sử dụng một loại hóa chất đặc biệt kết hợp với khăn chuyên dụng để đánh bay mọi vết bám bẩn cứng đầu trên bề mặt sơn xe.
Loại hóa chất đặc dụng này người ta gọi là dung dịch rửa xe không cần nước. Chúng có khả năng tạo một lớp polyme trên sơn xe, giúp tách các hạt bụi ra, đồng thời bảo vệ sơn xe không bị chà sát bởi bụi bẩn, sáng đẹp trong nhiều ngày.
Vậy giải pháp rửa xe ô tô không cần nước liệu có hiệu quả?
Như đã đề cập ở trên, công nghệ rửa xe oto không cần nước là phương pháp sử dụng một loại dung dịch rửa xe là hỗn hợp dung môi hữu cơ dễ bay hơi bao gồm các chất làm ướt, chất bôi trơn, chất hoạt tính bề mặt và chất bảo vệ để làm sạch và làm bóng bề mặt sơn xe.
Chất hoạt tính bề mặt sẽ giúp chất làm ướt có thể bao vây các hạt bụi bẩn trên thân xe, hòa tan bùn đất bám trên ô tô thành chất lỏng và người thực hiện nhiệm vụ rửa xe chỉ cần lau sạch chất lỏng đó đi là được.
Sau khi lau phần chất lỏng, bề mặt xe ô tô sẽ còn lại một lớp mỏng chất làm bóng và chúng ta chỉ cần lau lại toàn bộ thân xe là có thể tạo cho chiếc xế yêu một lớp sơn sáng bóng. Lúc này, sơn xe đã được bao phủ bởi một lớp bảo vệ bằng polyme có khả năng chống lại các ảnh hưởng có hại từ môi trường.
Lớp bảo vệ xe này có thể duy trì trong 6 tuần hoặc sau vài trận mưa, giúp chống lại quá trình oxy hóa nhẹ trên sơn xe và ngăn chặn tình trạng chấm bụi nước trên mặt kính, giúp cho chiếc xe của bạn sạch sẽ và sáng bóng lâu hơn.
Ưu – Nhược điểm của công nghệ chăm sóc xe không cần nước
Ưu điểm:
- Điểm mạnh lớn nhất của công nghệ rửa xe ô tô không cần nước là tính tiện dụng vì chúng ta không cần sử dụng nước mà chỉ cần dùng loại hóa chất xịt đặc biệt, phù hợp để lau rửa xe ở bất kỳ đâu.
- Với phương pháp này, mọi bụi bẩn, vết dầu mỡ hay vết trầy xước trên xe ô tô đều bị đánh bay hoàn toàn và chiếc xe hơi của bạn sẽ lại sáng bóng như thường.
- Do đó, đây không còn đơn giản là một phương pháp rửa xe thông thường như sử dụng máy rửa xe gia đình, máy rửa xe cao áp mà nó còn là giải pháp bảo vệ xe lâu dài cho quý khách.
Hạn chế:
- Chỉ phù hợp với xe bị bám bụi ít, đi trong đường phố và vệ sinh thường xuyên.
- Còn nếu ô tô quá bẩn, bị dính nhiều bùn đất trong gầm xe, bánh xe, khoang máy,… do đường xá ở Việt Nam quá xuống cấp thì phương pháp này sẽ không khả thi.
- Chi phí hóa chất khá cao, cao hơn cả dung dịch rửa xe không chạm hay các loại nước rửa xe cao cấp thông thường.
Quy trình rửa xe ô tô không cần nước với 03 bước cơ bản
- Chuẩn bị dung dịch rửa xe chuyên dụng dạng xịt, 2 chiếc khăn bằng sợi mềm để tránh gây trầy xước xe hơi trong quá trình vệ sinh.
- Xịt dung dịch rửa xe ô tô lên khăn mềm hoặc xịt trực tiếp lên bề mặt ô tô rồi lau sạch.
- Dùng khăn khô lau hết bề mặt xe để làm sạch toàn bộ dung dịch rửa xe, giúp xe khô ráo và không còn bụi bẩn nữa, đồng thời sáng bóng như mới.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp quý khách hiểu hơn về công nghệ rửa xe ô tô không cần nước để đưa ra quyết định chính xác nhất cho mình. Và nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 0987 694 999!
Tham khảo thêm: Công nghệ rửa xe không chạm – Lợi hay hại?
Rate this post