Con vọt cao, bố mẹ mừng rồi chi trăm triệu tiền thuốc

Thấy con trai cao vọt trong nửa học kỳ, chị Phương chưa kịp vui thì đã phải đưa bé vào Viện điều trị, với chi phí cả trăm triệu đồng.

Suốt hai năm nay, tháng nào, chị Minh Phương và cậu con trai Tuấn Khang (8 tuổi) cũng phải đều đặn vào BV một vài lần để điều trị, thăm khám. Nhìn con trai khóc thét, sợ hãi mỗi lần đối diện với mũi tiêm, chị chỉ biết động viên để tiếp tục con đường này.

“Tuấn Khang thuộc top học sinh cao lớn ở lớp từ hồi học mẫu giáo.

Nhưng đến khi vào lớp 1, cháu bỗng dưng cao trội hơn tất cả các bạn, khiến ai cũng phải bất ngờ”, chị Phương kể lại.

Nhưng đến khi vào lớp 1, cháu bỗng dưng cao trội hơn tất cả các bạn, khiến ai cũng phải bất ngờ”, chị Phương kể lại.

Cứ một vài tháng, quần áo của Khang lại ngắn cộc hẳn đi. Nhìn con trai “cao nghều” trong chiếc quần đồng phục đã ngắn “đu đơ”, chị Phương lại trách yêu: “Không biết giống ai mà dài… chân, tốn vải”. Chỉ trong vòng nửa học kỳ, Khang đã cao vọt tới 7 cm và cao trên 1,3 mét.

Tuy nhiên, cùng lúc này, Khang thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu, buồn nôn không lý do. Sau nhiều lần, chị Phương hoang mang nên dẫn con vào viện khám.

Tuy nhiên, cùng lúc này, Khang thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu, buồn nôn không lý do. Sau nhiều lần, chị Phương hoang mang nên dẫn con vào viện khám.

“Ban đầu, tôi tưởng cháu bị ngộ độc hay có vấn đề về tuần hoàn máu, nhưng ai ngờ, tại BV, sau khi xét nghiệm hoocmon sinh dục và một số chỉ số khác, các bác sĩ kết luận cháu mắc chứng dậy thì sớm”, chị Phương buồn bã. Để điều trị bệnh, hàng tháng, chị phải đưa con đi tiêm một mũi thuốc có giá gần 3 triệu đồng. Suốt hơn hai năm ròng rã, ngoài những lo lắng thường trực, căn bệnh “lớn trước tuổi” của cậu con trai đã tiêu tốn của gia đình chị ngót trăm triệu đồng.

Theo TS.BS Bùi Phương Thảo – Phó Khoa Nội tiết Chuyển hóa và Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương), số lượng bệnh nhân bị dậy thì sớm tăng mạnh trong 2,3 năm gần đây. Căn cứ vào từng đặc tính, dậy thì sớm được chia làm hai loại: dậy thì sớm trung ương và ngoại biên. Trong đó, dậy thì sớm ngoại biên xuất hiện ở trẻ có bệnh lý như u vỏ thượng thân, u buồng trứng, u tinh hoàn, hoặc các u tăng tiết hormon sinh dục, bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh. Đặc điểm của dậy thì sớm ngoại biên là hormon sinh dục tăng cao nhưng hormon kích thích tuyến sinh dục (gonadotropine) lại thấp. Những trường hợp này phải được điều trị bằng thuốc đặc hiệu, hormon thay thế, phẫu thuật.

Với các trường hợp dậy thì sớm trung ương, giống như bé Tuấn Khang, khi xét nghiệm thường phát hiện hormon sinh dục tăng cao còn gonadotropine bình thườg hoặc tăng nhưng sẽ tăng sau kích thích bằng GnRH. Nguyên nhân gây bệnh do sự hoạt động sớm của trục vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục.

Trẻ nữ và nam mắc phải chứng bệnh này thường trông già hơn tuổi. Trẻ có đặc tính sinh dục phụ trước 8 tuổi như tuyến vú phát triển, có lông mu… và có thể có kinh nguyệt trước 10 tuổi. Trẻ nam có đặc tính sinh dục phụ trước 9 tuổi như có ria mép, giọng ồm, tinh hoàn to trên 4 ml. Bệnh nhân còn có thể có biểu hiện thần kinh như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu …

Trẻ nữ và nam mắc phải chứng bệnh này thường trông già hơn tuổi. Trẻ có đặc tính sinh dục phụ trước 8 tuổi như tuyến vú phát triển, có lông mu… và có thể có kinh nguyệt trước 10 tuổi. Trẻ nam có đặc tính sinh dục phụ trước 9 tuổi như có ria mép, giọng ồm, tinh hoàn to trên 4 ml. Bệnh nhân còn có thể có biểu hiện thần kinh như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu …

Để điều trị dậy thì sớm trung ương, trẻ được sử dụng thuốc để ức chế dậy thì, 4 tuần tiêm một lần.

Theo BS Bùi Phương Thảo, thuốc có tác dụng nhằm kìm hãm sự dậy thì ở trẻ. Đối với các bé gái, tiêm thuốc có khả năng trì hoãn kinh nguyệt trong một thời gian, giảm đỡ sự lo lắng cho trẻ và gia đình. Ngoài ra, về dài hạn, thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình đóng cốt xương sớm, kéo dài thời gian để phát triển chiều cao của trẻ. Do vậy thuốc sẽ cải thiện chiều cao khi trưởng thành.

Theo BS Bùi Phương Thảo, thuốc có tác dụng nhằm kìm hãm sự dậy thì ở trẻ. Đối với các bé gái, tiêm thuốc có khả năng trì hoãn kinh nguyệt trong một thời gian, giảm đỡ sự lo lắng cho trẻ và gia đình. Ngoài ra, về dài hạn, thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình đóng cốt xương sớm, kéo dài thời gian để phát triển chiều cao của trẻ. Do vậy thuốc sẽ cải thiện chiều cao khi trưởng thành.

Thuốc được tiêm liên tục tới khi trẻ 10,5 tuổi, hoặc đo tuổi xương là 12 tuổi.

Thuốc được tiêm liên tục tới khi trẻ 10,5 tuổi, hoặc đo tuổi xương là 12 tuổi.

BS Thảo cho hay, dậy thì sớm có thể khiến trẻ nam thấp hơn 20 cm và trẻ nữ thấp hơn 12 cm so với thông thường. Tuy nhiên, nếu điều trị trước 6 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ cải thiện được trên 10 cm. Từ 8 – 10 tuổi, cải thiện chiều cao từ 3 – 4 cm.

Điều trị bệnh càng muộn, cải thiện chiều cao khi trưởng thành của trẻ càng bị hạn chế.

Điều trị bệnh càng muộn, cải thiện chiều cao khi trưởng thành của trẻ càng bị hạn chế.

Ngoài ra, dậy thì sớm trung ương ở trẻ nam có từ 30 – 40% nguy cơ mắc u não. Do đó, BS Bùi Phương Thảo nhấn mạnh, các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm khi trẻ mắc phải chứng bệnh này. BS Thảo khuyến cáo, bố mẹ nếu thấy trẻ phát triển chiều cao nhanh trong một thời gian và có các đặc tính sinh dục phụ sớm thì cần tư vấn bác sĩ sớm để xác định xem con có bị dậy thì sớm hay không, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Theo Huyền Anh

Nguồn:

http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/song-khoe/con-vot-cao-bo-me-mung-roi-chi-tram-trieu-tien-thuoc-73862/

Xin mời xem thêm:

http://www.webtretho.com/forum/f4406/nhung-loai-thuc-pham-de-khien-con-bi-day-thi-som-2067281/

http://www.webtretho.com/forum/f113/be-6-tuoi-day-thi-som-vi-duoc-me-cho-an-mot-mon-lien-tuc-trong-2-nam-2231678/

http://www.webtretho.com/forum/f87/canh-bao-thuc-pham-gay-day-thi-som-o-be-gai-1423804/