Con dấu doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2021
Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay đã có hiệu lực, trong đó điều chỉnh nhiều nội dung liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế trong giao dich các tài liệu đều được ấn định bằng con dấu do đó đây là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt là những tác động của quy định mới về con dấu trong hoạt động giao dịch kinh doanh.
Quy định về con dấu doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014
Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:
“1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
-
a) Tên doanh nghiệp;
-
b) Mã số doanh nghiệp.
-
Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
-
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
-
Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
-
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Quy định về dấu doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
-
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
-
Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
-
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Những điểm mới về dấu doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2020 so với Luật doanh nghiệp 2014
-
Thứ nhất, Dấu của doanh nghiệp hoàn toàn được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số
Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm:
+ Con dấu phải được làm và sản xuất tại cơ sở khắc dấu;
+ Bên cạnh đó có thể sử dụng dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
-
Thứ hai, Có một số nội dung không bắt buộc có trên con dấu của doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
+ Tên doanh nghiệp;
+ Mã số doanh nghiệp.
Tuy nhiên theo như Luật Doanh nghiệp 2020 thì vấn đề này không còn được đề cập đến, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
-
Thứ ba, Trong quản lý, lưu giữ con dấu của doanh nghiệp cũng có nhiều điểm mới
Trước đó, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Sang đến Luật Doanh nghiệp 2020 thì đã được bổ sung thêm việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
-
Thứ tư, Mẫu dấu trước khi sử dụng phải được các doanh nghiệp thông báo công khai
Trên đây công ty luật ANS đã đưa ra một điểm thay đổi đáng lưu ý của Luật Doanh nghiệp 2020, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp sau khi thành lập. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng đòi hỏi những cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả để tránh tình trạng làm giả dấu doanh nghiệp.