Có thể xem xét chỉ định thầu gói thầu xây lắp có giá không quá 5 tỷ đồng cho doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ – Tình Huống Đấu Thầu

Trả lời vấn đề nói trên, các chuyên gia chúng tôi có ý kiến như sau:

Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

Về phân loại doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được quy định trong Nghị định 39/2018/NĐ-CP (Điều 6 khoản 2 và Điều 8 khoản 2), doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa như sau: doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực xây dựng theo quy định có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tống nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiếm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, gói thầu xây lắp có giá không quá 05 tỷ đồng phải chỉ định thầu cho nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, trường hợp gói thầu xây lắp có giá không quá 05 tỷ đồng và đáp ứng quy định về hình thức chỉ định thầu nhưng không có nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu thì đây được coi là tình huống phát sinh trong đấu thầu quy định tại khoản 15 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có thể xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng chỉ định thầu cho nhà thầu không phải là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ. Việc chỉ định thầu thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 55, 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xử lý tình huống trong đấu thầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bàng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình (Điều 86 Luật đấu thầu).