Cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp phá sản được xử lý ra sao?
Cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp phá sản được xử lý ra sao?
Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ và không thể tự chủ tài chính nữa thì bắt buộc doanh nghiệp phải mở thủ tục phá sản nhằm giảm bớt áp lực tài chính.
Trong trường hợp thực hiện thủ tục phá sản để trả nợ vấn đề được đặt ra mà nhiều người thắc mắc đó là cổ phiếu và trái phiếu của doanh nghiệp sẽ được xử lý ra sao?
1. Cổ phiếu, trái phiếu được hiểu là gì?
Mặt dù có tên gọi khác nhau nhưng hiện nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Xét về hình thức phát hành và bản chất thì chúng đều chứng khoán do doanh nghiệp phát hành. Cụ thể hơn thì cổ phiếu và trái phiếu được quy định như sau:
(1) Cổ phiếu là gì?
Hiện nay thuật ngữ cổ phiếu được khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích như sau: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 , cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
(2) Trái phiếu là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4
Luật Chứng khoán 2019
, Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP giải thích thuật ngữ trái phiếu doanh nghiệp như sau: đây là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.
Lưu ý: Hiện nay để sở hữu được trái phiếu doanh nghiệp thì đối tượng được đầu tư phải thuộc điểm a khoản 1 Điều 8
Nghị định 153/2020/NĐ-CP
đó là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Theo đó, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán. Đa phần các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là các công ty đầu tư có am hiểu về thị trường chứng khoán và có nguồn vốn lớn ổn định có thể xoay xở được khi thua lỗ.
2. Điểm giống và khác nhau của cổ phiếu, trái phiếu
Để có thể phân biệt được 02 loại chứng khoán này thì người đầu tư cần phải hiểu rõ mục đích, hành vi và bản chất của các loại chứng khoán này thật kỹ. Vì nếu, không nắm rõ được các quy định về các loại chứng khoán thì cá nhân, tổ chức mua sẽ phải trả giá đắc.
(1) Điểm giống nhau
Qua các quy định trên có thể thấy dù là cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp thì đều cùng là một phương thức để doanh nghiệp huy động vốn. Ngoài ra, cả 02 loại này cũng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu.
(2) Điểm khác nhau
Về bản chất:
– Cổ phiếu là chứng nhận ghi nhận sự quyền sở hữu đối với tài sản của người sở hữu tại doanh nghiệp, khi cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá thì người mua đều có hoàn toàn trách nhiệm với cổ phiếu.
– Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.
Về chủ thể có thẩm quyền phát hành:
Đối với cổ phiếu: chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu.
Đối với trái phiếu: công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu.
Tư cách chủ sở hữu
Cổ phiếu: Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần.
Trái phiếu: Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty và nhận lãi suất cao từ doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
3. Tài sản của doanh nghiệp được xử lý thế nào khi phá sản?
Hiện hành quy định thuật ngữ phá sản được giải thích cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 , phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản được thể hiện qua các hình thức sau đây:
(1) Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
(2) Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Như vậy, tài sản được coi là của doanh nghiệp phải là một trong bốn loại: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì hội đồng thành viên của doanh nghiệp cần quyết định việc bán tài sản của công ty để trả nợ. Trong đó, cổ phiếu cũng được xem là một loại tài sản.
Việc thanh lý tài sản dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp đã được kiểm kê và xác định sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản Điều 64
Luật Phá sản 2014
bao gồm:
– Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm TAND quyết định mở thủ tục phá sản.
– Các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp sẽ có việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản.
– Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày TAND ra quyết định mở thủ tục phá sản.
– Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp.
– Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.
– Tài sản và quyền tài sản có được do các giao dịch vô hiệu.
– Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
4. Thứ tự ưu phân chia tài sản doanh nghiệp phá sản
Sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thanh lý tài sản nhằm trả các khoản nợ đã phát sinh trong quá trình hoạt động. Căn cứ Điều 54
Luật Phá sản 2014
sau khi thanh lý tài sản thì doanh nghiệp phải ưu tiên trả nợ theo thứ tự sau:
– Chi phí phá sản: Là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản theo thứ tự ưu tiên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên.
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Chủ sở hữu công ty TNHH MTV.
+ Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần.
+ Thành viên của Công ty hợp danh.
Theo quy định trên, thứ tự ưu tiên trả nợ cho doanh nghiệp sau khi thanh lý tài sản đối với cổ đông là người nắm giữ cổ phiếu và chủ nợ là người nắm trái phiếu sẽ được thực hiện trả nợ như sau:
Đầu tiên là đối với trái phiếu sẽ được ưu tiên trả trước vì theo thứ tự ưu tiên thanh toán cho các khoản nợ, sau đó mới tới các cổ đông nắm giữ cổ phiếu.
Như vậy, doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản thì cổ phiếu của của doanh nghiệp phải được xử lý và quy đổi thành tiền để thực hiện trả nợ. Theo thứ tự ưu tiên thì doanh nghiệp cần trả nợ cho bên mua trái phiếu, phần còn dư mới tiếp tục trả cho các cổ đông còn lại.