Có nên nặn mụn bọc có mủ không?
Nặn mụn là thói quen của không ít người với mong muốn loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên đối với tình trạng mụn bọc có mủ có nên nặn không? Và khi xuất hiện mụn bọc chúng ta cần lưu ý điều gì?
Nội Dung Chính
1. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây nên mụn bọc có mủ?
Mụn bọc có mủ là tình trạng mụn khá nguy hiểm trên da, bởi lúc này da bị viêm nhiễm nặng, tạo nên ổ vi khuẩn, từ đó gây tổn thương da và hình thành mụn bọc. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của loại mụn bọc có mủ này chính là mụn sưng đỏ to, nhân mụn nổi rõ khi vừa có màu vàng lẫn trắng. Lúc chạm vào mụn sẽ rất đau và dễ vỡ.
Do mụn có kích thước lớn nên khi mụn vỡ ra thường để lại sẹo thâm to, thậm chí với những nốt mụn có cồi sâu dễ để lại sẹo và rất khó điều trị.
Cũng như nhiều loại mụn trứng cá khác, nguyên nhân được xác định gây nên mụn bọc đến từ các yếu tố đơn giản như:
- Cơ thể rối loạn nội tiết: Nếu hệ bài tiết của cơ thể kém sẽ dẫn đến việc chức năng gan và thận hoạt động không hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến chức năng của tiết bã nhờn trên da khiến da luôn trong tình trạng bóng dầu. Khi da quá nhiều dầu sẽ gây nên bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn hình thành.
- Chế độ ăn và sinh hoạt thiếu khoa học: Sinh hoạt không điều độ, ngủ không đủ giấc, đồ ăn nhiều dầu mỡ đều là nguyên nhân khiến cho mụn bọc xuất hiện nhanh và nhiều trên da.
- Do di truyền: Mụn được xác định nguyên nhân đến một phần từ yếu tố di truyền. Do đó, nếu trong gia đình bạn có bố mẹ, anh chị em bị mụn thì khả năng cao bạn cũng có thể bị mụn.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác hình thành nên mụn bọc có mủ như vệ sinh da không sạch, thường có thói quen chạm tay lên mặt, lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm…
2. Có nên nặn mụn bọc có mủ không?
Có nên nặn mụn bọc có mủ không? có lẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Và câu trả lời cho câu hỏi này chính là không nên nặn mụn. Không chỉ riêng mụn bọc mà bất cứ loại mụn nào chúng ta cũng không nên tự ý nặn. Bởi việc tự ý nặn mụn khi chưa hiểu rõ sẽ gây ra nhiều vấn đề sau:
2.1. Tăng cao khả năng nhiễm trùng da
Việc tự ý dùng tay nặn mụn khi chưa vệ sinh sạch sẽ, sẽ mang vi khuẩn cùng các chất bẩn từ tay lên mặt, lúc này những chất bẩn sẽ xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm trầm trọng hơn. Điều này vô tình khiến mụn không những không thuyên giảm mà còn trở lên trầm trọng hơn.
2.2. Để lại sẹo, vết thâm trên da
Như đã chia sẻ, mụn bọc có thích thước rất lớn nên việc nặn mụn không đúng kỹ thuật sẽ để lại vết thâm và sẹo trên da rất lâu lành. Những nốt thâm và sẹo này có thể mất sau rất nhiều thời gian hoặc thậm chí tồn tại trên da vĩnh viễn.
2.3. Làm mụn lây lan nhiều hơn
Lúc nặn mụn, vi khuẩn và máu, mủ từ ổ mụn bị nặn sẽ có xu hướng dính nên các vùng da lân cận, điều này sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công da và tăng nguy cơ lây lan và mọc mụn ở những vùng da kế bên.
Thậm chí trong một vài trường hợp còn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu, do bạn bị chảy quá nhiều máu và 1 phần đến từ việc vi khuẩn xâm nhập vào bên trọng.
Với những ảnh hưởng trên có thể thấy, bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mụn mủ. Điều cần làm nhất khi xuất hiện tình trạng mụn trên da là đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và có hướng xử lý kịp thời.
3. Các bước nặn mụn mủ an toàn và đúng cách
Nếu không thể đến các phòng khám, trung tâm để thực hiện việc nặn mụn, bạn có thể tự nặn mụn tại nhà nhưng cần tuyệt đối tuân thủ cũng điều sau:
3.1. Vệ sinh da sạch sẽ
Trước khi nặn mụn bạn cần đảm bảo da mình đã đủ sạch với 2 bước tẩy trang và dùng sữa rửa mặt. Bạn nên chọn những sản phẩm giúp làm sạch sâu da mặt để loại bỏ đi được lớp trang điểm, bụi bẩn.
3.2 Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Trước khi nặn mụn, hãy rửa sạch tay với nước rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng khác. Cần vệ sinh tay và các dụng cụ một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành nặn mụn. Nếu việc nặn mụn của bạn cần đến dụng cụ nặn, hãy vệ sinh chúng bằng cồn y tế, nước oxy già hay nước sôi.
3.3. Xông hơi cho da mặt
Việc xông hơi da mặt với mục đích giúp lỗ chân lông được giãn nở, từ đó khiến việc nặn mụn được dễ dàng hơn. Bạn có thể xông hơi với nước sôi trong tầm 5 phút hoặc xông hơi với các loại lá tía tô, sả, muối… để giúp sát khuẩn cho da.
3.4 Nặn mụn bọc thật nhẹ nhàng
Không phải tất cả các nốt mụn bọc đều có thể nặn, bạn chỉ nên nặn những nốt có cồi. Lúc nặn nên dùng tay ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn, nên nặn nhẹ để tránh bị sẹo.
Sau khi nặn xong cần rửa lại sạch mặt với sữa hay nước rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn. Hoặc có thể đắp mặt nạ nếu muốn làm dịu hoặc sạch da. Hay dùng một cục đá sạch đắp nên mụn giúp phần nào da được giảm sưng.
Sau khi nặn mụn xong những ngày sau đó nên hạn chế tiếp xúc da với khói bụi, ánh nắng để đảm bảo da luôn trong tình trạng sạch. Khi đầu mụn đã khô và liền, bạn có thể thoa nghệ, nha đam, mật ong lên chỗ mụn đã nặn để vết thương liền nhanh và không để lại sẹo.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi có nên nặn mụn bọc có mủ không và hướng dẫn bạn cách nặn mụn đúng cách để tránh tình trạng da hình thành các vết thâm và sẹo.