Có kinh nguyệt thì có thai không?

Có kinh nguyệt thì có thai không?

Trang chủ

>

Bệnh Phụ Khoa

Có kinh nguyệt thì có thai không?

Tác giả:

Trần Thị Thành

Cập nhật ngày:

16/10/2022

Có kinh nguyệt sớm vào ngày tết thì có thai không? có kinh nguyệt thì có thai không? đây là những từ khóa được chị em gửi về cho chúng tôi nhiều nhất, trong thời gian qua. Vấn đề có kinh nguyệt vào ngày tết là nỗi lo lắng, thấp thỏm của hầu hết chị em phụ nữ. Trong ngày xuân rộn ràng, vui vẻ bên gia đình, người thân việc “chị nguyệt” ghé qua khiến bạn khó có thể tươi tỉnh và tràn đầy năng lượng cho cả ngày dài. Hơn nữa, nhiều người thường cho rằng mùng 1 tết chảy máu là không sạch sẽ, cần phải kiêng kỵ đi đến bàn thờ gia tiên, chùa chiền. Có kinh nguyệt vào ngày tết nên chú ý những gì? Có thể dời kinh nguyệt sang ngày khác được không? Cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh về các vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Vào ngày tết có kinh nguyệt có sao không?

Không ai muốn có kinh nguyệt vào ngày tết. Lý do chính là bởi điều này gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, khiến chị em thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trong một dịp quan trọng như ngày gặp mặt đầu năm thì điều này thực sự là một nỗi lo lắng của chị em phụ nữ.

Hơn nữa, trong dân gian, nhiều người quan niệm việc phụ nữ có kinh nguyệt vào mùng 1 tết là dấu hiệu báo hiệu cho thấy một năm kém may mắn, không phải chuyện hay. Thêm vào đó, người này được cho là không sạch sẽ, cần phải tránh xa bàn thờ gia tiên, chùa chiền.

Theo các chuyên gia, không có cơ sở nào có thể kết luận việc bị hành kinh vào ngày mùng 1 tết là không may mắn. Về bản chất, kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể mà chúng ta không thể điều khiển được. Vì thế, dù là mùng 1 đầu tháng hay bất cứ ngày nào thì đây cũng là vấn đề bình thường, chị em cũng đừng lo lắng. Chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các triệu chứng không mong muốn trong ngày “đèn đỏ”.

Vào ngày tết có kinh nguyệt có sao không?Vào ngày tết có kinh nguyệt có sao không?

Có kinh nguyệt thì có thai không?

Với nhiều chị em, những kiến thức về kinh nguyệt còn khá mơ hồ, thậm chí họ không để ý, quan tâm về vấn đề này. Theo các chuyên gia, kinh nguyệt là một yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Vì thế, việc theo dõi chu kỳ, tính chất máu kinh nguyệt là điều đặc biệt cần thiết.

Với thắc mắc có kinh nguyệt có thai không, các chuyên gia cho biết khi bạn mang thai, kinh nguyệt sẽ biến mất trong khoảng ít nhất 9 tháng thai kỳ. Lý do là bởi chu kỳ chỉ xuất hiện khi trứng rụng. Khi phụ nữ mang thai đồng nghĩa với việc trứng và tinh trùng đã gặp được nhau, thụ thai thành công. Lúc này, nồng độ kích thích trong cơ quan sinh sản sẽ giảm xuống, kiểm soát sự phóng thích của trứng và trứng sẽ không còn rụng trong suốt thời gian mang thai.Vì thế, có kinh nguyệt thì sẽ không có thai hay nói cách khác khi bạn mang thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạm thời dừng lại.

Trong trường hợp vùng kín có ra máu nhưng lượng máu nhỏ, chỉ một vài giọt trên quần lót với màu sắc hồng nhạt thì đó là máu báo thai. Loại máu này sẽ xuất hiện sau khoảng sau từ 7 – 10 ngày kể từ thời điểm có quan hệ tình dục không an toàn và sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày. Trong trường hợp máu âm đạo ra nhiều khi đang mang thai, chị em cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra ngay, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Có kinh nguyệt thì có thai không?Có kinh nguyệt thì có thai không?

Cách để có kinh nguyệt sớm trước tết hoặc dời lại sau tết

Nếu lo ngại ngày hành kinh rơi vào tết khiến cuộc vui không được trọn vẹn, bạn có thể điều chỉnh kinh nguyệt ra sớm trước tết hoặc dời lại sau tết.

Với trường hợp muốn có kinh nguyệt ra sớm hơn, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để ngăn cản progesterone trong tử cung để đẩy máu ra ngoài. Thêm vào đó, bột nghệ, đu đủ và các loại thịt đỏ cũng đặc biệt rất tốt cho việc kích thích kinh nguyệt ra sớm hơn.

Các chuyên gia nhận định, cách để có kinh nguyệt ra sớm thường có hiệu quả không cao bằng cách tạm hoãn kinh nguyệt. Theo đó, ra kinh là do giảm đột ngột nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone trong máu. Vì thế, muốn không ra kinh thì ta chỉ cần duy trì nồng độ 2 loại nội tiết tố này ở chỉ số nhất định.

Cách hiệu quả nhất để dời kinh nguyệt, tránh có kinh nguyệt vào ngày tết chính là việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Có 2 loại cho chị em lựa chọn là thuốc tránh thai vỉ 21 viên và vỉ 28 viên, cách dùng tương tự như hướng dẫn trên bao bì.  Thời điểm uống thuốc tốt nhất là ngay từ lúc có kinh ngày đầu tiên và liên tục trong những ngày sau đó. Trường hợp nữ giới đã để qua ngày hành kinh thì nên uống thuốc tránh thai trước khi có chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo 2 ngày và duy trì đều đặn mỗi ngày 1 viên, việc dời kinh nguyệt sẽ như ý muốn.

Trường hợp muốn có kinh nguyệt trở lại, bạn chỉ cần ngừng uống thuốc sau đó vài ngày là máu kinh sẽ trở lại. Phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng, thực hiện đơn giản nhưng không nên lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động rụng trứng, rối loạn nội tiết tố. Nguy cơ vô sinh hiếm muộn là rất cao.

Lưu ý, không phải đối tượng nào cũng có thể dùng thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Nữ giới nếu mắc bệnh suy gan, huyết khối động mạch, huyết áp cao, ung thư vú…tuyệt đối không dùng thuốc. Ngoài ra, nếu nhận thấy bản thân các triệu chứng: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt ở mức độ nặng hoặc ra máu âm đạo thì cần dừng thuốc lại ngay, nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Vào ngày tết có kinh nguyệt nên ăn gì?

Chế độ ăn uống là điều cần đặc biệt lưu ý với những chị em đang có kinh nguyệt. Nếu không kiêng cữ đúng cách, các cơn đau bụng dưới sẽ trở nên trầm trọng hơn, máu kinh ra nhiều hoặc kéo dài hơn. Đặc biệt, vào ngày tết, thực đơn ăn uống đa dạng với nhiều món ăn khác nhau rất dễ khiến bạn cảm thấy khó chịu, đầy bụng. Vì thế, có kinh nguyệt nên ăn gì, kiêng gì là điều chị em cần phải tìm hiểu.

Vào ngày tết có kinh nguyệt nên ăn gì?Vào ngày tết có kinh nguyệt nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, để những ngày “đèn đỏ” trở nên dễ chịu hơn, nữ giới nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như: đậu lăng, đậu hũ, phô mai, trứng luộc…nhằm kiểm soát đường huyết và hạn chế tình trạng thèm đồ ngọt vào ngày này của chị em.

Thêm vào đó, các thực phẩm giàu canxi, vitamin, magie và kali để cải thiện tâm trạng, giúp giấc ngủ sâu hơn, điều chỉnh nhu động ruột và hạn chế tình trạng co thắt dữ dội cổ tử cung. Lưu ý rằng, dù ngày hành kinh hay ngày thường thì bạn cũng cần bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để không làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thừa, đặc biệt là hệ bài tiết.

Bên cạnh đó, chị em cần tránh dùng đồ ăn mặn, đồ cay nóng, sử dụng nhiều dầu mỡ. Đặc biệt hạn chế thức uống có chất kích thích như: rượu, bia, nước ngọt vì sẽ làm kích thích đến đường ruột, hệ tiêu hóa khiến cơn đau bụng dưới càng trở nên dữ dội hơn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Có kinh nguyệt hiến máu được không?

Nhiều chị em có ý định đi hiến máu nhưng vì đang đến ngày “đèn đỏ” nên băn khoăn không biết có nên đi hay không? Theo các chuyên gia, hiến máu vốn là nghĩa cử cứu người cao đẹp nhưng trước hết hành động nhân đạo này cần phải đảm bảo an toàn cho người hiến.

Với thắc mắc có kinh nguyệt hiến máu có được không, các bác sĩ trả lời là không. Theo đó, phụ nữ đến ngày hành kinh, cơ thể sẽ khá yếu, hơn nữa còn đang bị mất máu nên việc hiến máu sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nguy cơ bị tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu là rất cao. Vì thế, nếu muốn hiến máu, bạn hãy đợi đến giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Trên đây là những gì mà phòng khám Hưng Thịnh đã chia sẻ cụ thể của các chuyên gia xoay quanh những thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt. Hy vọng điều này đã giúp chị em có được những kiến thức sức khỏe hữu ích để bảo vệ và nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của bản thân. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0366.655.466 để được gặp trực tiếp chuyên gia và trao đổi hoàn toàn miễn phí. Chúc bạn sức khỏe

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

34 Triệu chứng tiền mãn kinh thường gặp ở nữ giới

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là bệnh gì?

Được quản lý bởi:

Bộ y TếSở Y tế

Chat tư vấn miễn phíHotline 0366655466ldlfacebookchat zalo với bacsiChatvoibacsi