Có gì trên mâm cỗ cúng đưa ông bà ngày 25 Tết ở miền Tây?

Cúng đưa ông bà ngày 25 Tết không chỉ là phong tục truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Ý nghĩa của phong tục này thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với ông bà tổ tiên cũng như những người đã khuất trong gia đình.

Khi năm hết Tết đến, người Việt nói chung, người miền Tây nói riêng đều làm lễ cúng để rước ông bà về ngự tại bàn thờ trong nhà để cùng ăn Tết với con cháu.
Khi năm hết Tết đến, người Việt nói chung, người miền Tây nói riêng đều làm lễ cúng để rước ông bà về ngự tại bàn thờ trong nhà để cùng ăn Tết với con cháu.

Cũng như mọi năm, hôm nay, chị Phạm Thu Thúy ở khóm 3, Phường 5, thành phố Bạc Liêu dậy từ rất sớm đi chợ mua đồ về chuẩn bị cho mâm cơm tươm tất cúng đưa ông ngày Tết. Đây là truyền thống được gia đình chị duy trì từ rất nhiều thế hệ.

Cho dù cuộc sống có tất bật, bận rộn đến đâu, vào ngày này gia đình chị Thúy cũng chuẩn bị mâm cơm tươm tất dâng cúng lên ông bà. Gọi là mâm cơm truyền thống bởi vì trên mâm dâng cúng ông bà luôn có những món Nam bộ rất quen thuộc như cơm, thịt kho, đồ xào canh, trái cây …

Chị Thúy chia sẻ, năm nay, dịch bệnh nhưng cả nhà đều bình an, khỏe mạnh là điều rất mừng, mai mắn. Cúng mâm cơm cho ông bà ngày 25 Tết chị mong ông bà độ con cháu đầu năm đến cuối luôn được bình an, mạnh khỏe, làm thuận lợi, phát đạt.

Cho dù cuộc sống có tất bật, bận rộn đến đâu, vào ngày này gia đình chị Thúy cũng chuẩn bị mâm cơm tươm tất dâng cúng lên ông bàn hững món Nam bộ rất quen thuộc như cơm, thịt kho, đồ xào canh, trái cây. Một mặt ăn cơm với món canh khổ hoặc khổ qua xào qua để cầu trong năm mới cái khổ sẽ qua đi.
Cho dù cuộc sống có tất bật, bận rộn đến đâu, vào ngày này gia đình chị Thúy cũng chuẩn bị mâm cơm tươm tất dâng cúng lên ông bàn hững món Nam bộ rất quen thuộc như cơm, thịt kho, đồ xào canh, trái cây. Một mặt ăn cơm với món canh khổ hoặc khổ qua xào qua để cầu trong năm mới cái khổ sẽ qua đi.

Những gia đình có điều kiện khá giả có thể bày thêm nhiều món ngon, vật lạ khác để cúng ông bà nhưng đối với những gia đình nghèo thì mâm cúng ông bà cũng đơn giản chủ yếu là tấm lòng hướng về những người đã khuất.

Nhưng những món truyền thống luôn phải có, cũng là cách để nhớ những món ăn quen thuộc của ông bà  xưa: tôm khô, củ kiệu là món khai vị. Một mặt ăn cơm với món canh khổ hoặc khổ qua xào qua để cầu trong năm mới cái khổ sẽ qua đi…

Những gia đình có điều kiện khá giả có thể bày thêm nhiều món ngon, vật lạ khác để cúng ông bà nhưng đối với những gia đình nghèo thì mâm cúng ông bà cũng đơn giản chủ yếu là tấm lòng hướng về những người đã khuất.
Những gia đình có điều kiện khá giả có thể bày thêm nhiều món ngon, vật lạ khác để cúng ông bà nhưng đối với những gia đình nghèo thì mâm cúng ông bà cũng đơn giản chủ yếu là tấm lòng hướng về những người đã khuất.

Thờ cúng ông bà, tổ tiên là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân, những người có công sinh thành dưỡng dục, dạy dỗ ta nên người. Đây là đạo lý sâu xa của dân tộc về giáo dục chữ hiếu, quý trọng cội nguồn. Từ người giàu sang đến nghèo khó, bao giờ trong nhà cũng có bàn thờ đặt nơi trang trọng nhất.

Các bậc cao niên tin rằng, linh hồn ông bà vẫn đi đó, đi đây, khi về nhà thì trú ngụ trên bàn thờ. Cho nên khi năm hết, Tết đến, người Bạc Liêu cũng như người Việt đều làm lễ cúng để đưa, rước ông bà thường xuyên trú ngụ tại bàn thờ trong nhà, để cùng ăn Tết với cháu con.

Trong lễ cúng đưa ông bà về ăn Tết, gia chủ đốt ba nén hương và dâng bốn lạy, nói lên sự tôn kính tối thượng của cháu con dâng ông bà.

Nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận cho biết, tục đưa, rước ông bà ăn Tết mang ý nghĩa tâm linh lâu đời của người Việt Nam nói chung và người Nam bộ nói riêng.

Đó cũng là dịp để các thành viên trong gia đình báo cáo trước ông bà Tổ tiên về những việc làm, thành quả lao động trong cả một năm, thành kính báo cáo với các bậc tiền nhân cả chuyện vui, chuyện buồn, việc đi xa, việc làm ăn buôn bán, việc cưới gả con cái…

Đây đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp được các thể hệ nối tiếp nhau gìn giữ tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên những bậc sinh thành đã có công dưỡng dục và dạy dỗ ta nên người.

Thờ cúng ông bà, tổ tiên là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân, những người có công sinh thành dưỡng dục, dạy dỗ ta nên người. Đây là đạo lý sâu xa của dân tộc về giáo dục chữ hiếu, quý trọng cội nguồn.
Thờ cúng ông bà, tổ tiên là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân, những người có công sinh thành dưỡng dục, dạy dỗ ta nên người. Đây là đạo lý sâu xa của dân tộc về giáo dục chữ hiếu, quý trọng cội nguồn.

Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu hay “Con người có tổ có tông như cây có cội như sông có nguồn”.

Cúng đưa, rước ông bà, Tổ tiên hay những vị gia thần hiện diện trong nhà như lời nhắc nhở của con cháu giữ lấy truyền thống tốt đẹp dòng họ tổ tiên như: giữ nếp sống thanh bạch, truyền thống hiếu học, chăm chỉ làm ăn, sống lương thiện, không làm chuyện thất đức.

Đó cũng là nét văn hoá truyền thống mà người dân Bạc Liêu giữ gìn bao đời nay mỗi khi xuân về, tết đến.