Có được thuê người dưới 18 tuổi làm việc không? – LUẬT HÙNG BÁCH

Có được thuê người dưới 18 tuổi làm việc không?

Nhiều người sử dụng lao động và người lao động thắc mắc không biết Có được thuê người dưới 18 tuổi làm việc không? Thủ tục thuê người chưa thành niên như thế nào? Thuê người chưa đủ 18 tuổi làm việc cần những điều kiện gì? Để nắm rõ nội dung này bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách hoặc liên hệ tới hotline 097.111.5989 (Zalo) để được Luật sư tư vấn cụ thể.

Có được thuê người dưới 18 tuổi làm việc không?

Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách! Tôi tên H, hiện tôi ở Nam Trực, Nam Định. Tôi là chủ cửa hàng bán quần áo thời trang. Hiện nay do mới khai trương, tôi cần thuê nhân viên. Vì muốn giảm chi phí thuê nhân công, tôi có dự định thuê người dưới 18 tuổi làm việc. Do không nắm rõ pháp luật nên tôi không biết có thuê được không? Xin luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn lao động.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật lao động 2019. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. Để có đủ năng lực hành vi nhằm xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự thì cá nhân phải là người thành niên. Điều đó có nghĩa người có đủ năng lực hành vi dân sự phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi là người từ đủ 18 tuổi trở lên thì mới có thể giao kết được các giao dịch, hợp đồng. Tuy nhiên trong quan hệ lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động ngày càng phong phú, pháp luật Việt Nam vẫn cho phép và công nhận việc thuê, sử dụng lao động dưới 18 tuổi. Như vậy, người sử dụng lao động được thuê người dưới 18 tuổi làm việc.

 

luat su tu van dat dai; luat su giai quyet tranh chap dat dai; luat su tu van bat dong san; Có được thuê người dưới 18 tuổi làm việc không

Hình ảnh: Có được thuê người dưới 18 tuổi làm việc không?

Người chưa đủ 18 tuổi được làm những công việc gì?

Thưa Công ty Luật Hùng Bách! Gia đình tôi đang ở tại huyện Krong Năng, Đắk Lắk. Cháu nhà tôi năm nay 12 tuổi, hiện cháu đang hỗ trợ cho đoàn ca múa nghệ thuật của huyện. Cháu phải làm từ 8h sáng đến tối 17h về nhà. Cháu phải đi làm cả tuần, có khi là cả ngày nghỉ lễ. Luật sư cho tôi hỏi thời gian làm việc của cháu như vậy có hợp lý không?

Luật sư Lao động tư vấn.

Người dưới 18 tuổi hay còn gọi là người chưa thành niên. Những người thuộc nhóm này chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần. Người chưa đủ 18 tuổi bị giới hạn khi tham gia vào một số quan hệ pháp luật. Trong quan hệ lao động, pháp luật không cấm thuê người dưới 18 làm việc. Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng lao động với nhóm này, người sử dụng lao động chỉ được thuê người chưa đủ 18 tuổi làm những công việc phù hợp với sự hạn chế về thể chất và tinh thần của nhóm này. Sự phù hợp này được xem xét dựa trên các mốc tuổi cụ thể như sau:

Người chưa đủ 13 tuổi.

Người chưa đủ 13 tuổi được thuê để làm các công việc liên quan đến nghệ thuật, thể dục, thể thao. Những công việc này không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi. Ngoài ra, khi giao kết hợp đồng lao động với nhóm người này phải được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

Người sử dụng lao động chỉ được thuê người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi để làm các công việc nhẹ theo quy định về danh mục các công việc được quy định tại Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020. Các công việc người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi được phép làm: Biểu diễn nghệ thuật; Vận động viên thể thao; Lập trình phần mềm; Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, làm giấy dó, làm nón lá, chấm nón, dệt chiếu,…; Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, làm lược sừng, làm tranh dân gian, làm tranh khắc gỗ,…; Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ; Gói nem, gói kẹo, gói bánh; (trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói);…

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được thuê để làm công việc như: Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác; Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; Phá dỡ các công trình xây dựng; Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ; Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển của người chưa thành niên.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được thuê để làm việc ở những nơi như: Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; Công trường xây dựng; Cơ sở giết mổ gia súc; Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử; Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển của người chưa thành niên.

Thời gian làm việc của người chưa đủ 18 tuổi.

Câu hỏi:

Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Gia đình tôi đang ở tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên con tôi phải ra ngoài đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình từ nhỏ. Cháu nhà tôi năm nay 16 tuổi, hiện cháu đang làm cho một cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ để bán cho khách du lịch. Cháu phải làm từ 6h sáng đến tối 7h mới được về nhà. Cháu phải đi làm cả tuần, thậm chí cuối tuần còn phải làm lâu hơn vì lúc đó khách du lịch nhiều. Ở đó có những cháu nhỏ tuổi hơn cũng phải làm việc với thời gian như vậy. Luật sư cho tôi hỏi thời gian làm việc của cháu như vậy có hợp lý không?

Trả lời:

Chào bạn! Với câu hỏi của bạn Luật sư xin được giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 146 Luật lao động 2019. Thời gian làm việc đối với người chưa thành niên được quy định như sau:

  • Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
  • Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên, con của bạn và các cháu nhỏ làm việc tại cơ sở sản suất đồ mỹ nghệ huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang đã làm việc quá số giờ quy định. Điều này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sự phát triển bình thường của các cháu. Do đó, bạn nên nói chuyện lại với chủ cơ sở và yêu cầu sắp xếp thời gian làm việc cho các cháu phù hợp với quy định của pháp luật.

Thủ tục thuê người lao động chưa đủ 18 tuổi vào làm việc.

Câu hỏi:

Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Hiện tôi đang là chủ cơ sở sản xuất nón lá tại Thôn Dạ Khê, Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Vì muốn tạo điều kiện cho một số cháu nhỏ sinh sống trong thôn có thêm thu nhập cho gia đình. Đồng thời cũng giảm thiểu chi phí thuê nhân công nên tôi muốn thuê mấy cháu vào làm việc trong xưởng. Tuy nhiên, vì các cháu mới chỉ trong độ tuổi 12, 13 nên không biết thủ tục khi thuê các cháu chưa thành niên vào làm việc như thế nào? Có gì lưu ý không? Mong Luật sư giúp đỡ.

Trả lời:

Chào bạn! Với câu hỏi của bạn Luật sư xin được giải đáp như sau:

Lưu ý khi sử dụng lao động là người chưa thành niên.

Bạn muốn giao kết hợp đồng với người lao động chưa đủ 18 tuổi thì bạn cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Người dưới 18 tuổi chỉ được làm những công việc phù hợp với sức khỏe. Vì vẫn còn hạn chế về thể chất, chưa được phát triển đến mức toàn vẹn nên người chưa thành niên chỉ có khả năng thực hiện một số công việc nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của mình. Do đó, người sử dụng lao động cũng chỉ được thuê người chưa đủ 18 tuổi làm những công việc tương thích với năng lực của người lao động.

Người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. Vì người lao động chưa thành niên vẫn đang trong độ tuổi cần được chăm sóc, học tập trong chương trình phổ thông nên với tư cách là người quản lý người lao động, người sử dụng lao động cũng phải chú ý đến những mặt này. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Khi sử dụng lao động này, người chủ phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Điều kiện thuê người lao động dưới 15 tuổi vào làm việc.

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật lao động 2019. Khi thuê người lao động chưa đủ 15 tuổi, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ký hợp đồng lao động dưới hình thức văn bản với người lao động chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
  • Sắp xếp thời gian làm việc của người lao động chưa đủ 15 tuổi theo quy định pháp luật. Trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa tham gia học tập thì việc lao động không được ảnh hưởng đến thời gian học tập.
  • Bố trí thời gian nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi và ghi vào nội quy lao động.
  • Tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động theo quy định pháp luật.

Điều kiện của người sử dụng lao động.

Bản thân bạn với tư cách là người sử dụng lao động nếu muốn thuê người lao động chưa đủ 15 tuổi làm việc thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em.
  • Có văn bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em.
  • Hợp đồng lao động phải bao gồm những nội dung: thông tin của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi; Chỗ ở đối với người chưa đủ 15 tuổi làm việc xa gia đình; Việc bảo đảm điều kiện học tập.

Hồ sơ đề nghị sử dụng người chưa đủ 13 tuổi vào làm việc cần những gì?

Tôi hiện đang có một quán bán trà sữa nhỏ. Cháu tôi là H, 11 tuổi là con của em tôi, tôi là bác ruột của cháu. Do hoàn cảnh nhà cháu nghèo nên tôi có ý định tạo điều kiện cho cháu. Tôi muốn thuê cháu vào làm việc, để hỗ trợ kinh tế gia đình cháu. Tuy nhiên, tôi không am hiểu pháp luật nên không biết cách làm giấy tờ gì để được thuê? Kính mong Luật sư giải đáp và hỗ trợ tôi.

Hồ sơ đề nghị sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc.

Khi làm hồ sơ thuê người dưới 13 tuổi bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã,…; trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân.
  • Bản sao phiếu lý lịch tư pháp của người sử dụng lao động.
  • Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự; xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em.
  • Hợp đồng lao động hoặc dự thảo hợp đồng lao động.
  • Bản sao giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe của người chưa đủ 13 tuổi. Thời khóa biểu hoặc chương trình học tập của cơ sở giáo dục nơi người chưa đủ 13 tuổi đang học tập nếu đang đi học.

Cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho thuê người lao động chưa thành niên.

Tôi hiện đã chuẩn bị hồ sơ thuê người lao động chưa thành niên đầy đủ. Nhưng tôi lại không biết nộp hồ sơ ở đâu?. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Xin luật sư tư vấn. Cảm ơn Luật sư.

Thẩm quyền giải quyết cho thuê người lao động chưa thành niên.

Bên cạnh việc phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ đúng nguyên tắc theo luật định khi thuê người dưới 15 tuổi vào làm việc thì việc bạn giao kết hợp đồng này cần có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Trong trường hợp bạn ký hợp đồng lao động với tư cách là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,… là cơ quan có thẩm quyền xem xét.
  • Trường hợp bạn bạn ký hợp đồng lao động với tư cách hộ gia đình hoặc cá nhân thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bạn là cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Trình tự, thủ tục đề nghị sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ.

Bạn nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xem xét yêu cầu thuê người lao động dưới 13 tuổi vào làm việc.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Nếu đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ của bạn đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ cán bộ tiếp nhận đơn sẽ hướng dẫn bạn bổ sung theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xác minh thông tin, thẩm định hồ sơ và trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động việc đồng ý sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc. Trường hợp không đồng ý việc sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do, gửi lại bạn.

Sau khi có văn bản đồng ý cho thuê người chưa đủ 13 tuổi vào làm việc của cơ quan có thẩm quyền, bạn có thể giao kết hợp đồng với các cháu nhỏ như bình thường.

Xử phạt khi thuê người lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Hiện tôi là chủ cửa hàng bia hơi tại Ba Đình, Hà Nội. Vì muốn thuê nhân viên để phục vụ cho quán. Tuy nhiên, khi tuyển chỉ có các cháu nhỏ dưới 18 tuổi đăng ký làm việc. Vì các cháu mới chỉ trong độ tuổi 15, 16 nên không biết thuê các cháu có sao không? Và có bị phạt tiền không? Có gì lưu ý không? Mong Luật sư giúp đỡ.

Luật sư lao đông tư vấn.

Việc sử dụng lao động là người chưa thành niên cũng có nhiều ưu điểm như chi phí thuê lao động thấp, người lao động chưa thành niên còn hạn chế về nhận thức nên dễ chi phối,… Lợi dụng điều đó mà một số đối tượng sử dụng người lao động chưa thành niên vào làm việc nhưng không đảm bảo các điều kiện cần thiết, gây thiệt hại cho sức khỏe, nhân phẩm của người lao động. Để xử lý những trường hợp đó, pháp luật đã có quy định cụ thể về việc xử phạt. Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những hành vi:

  • Người sử dụng lao động không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định.
  • không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những hành vi:

  • Sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của người đó hoặc không được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
  • Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ theo quy định của Bộ luật Lao động;
  • Sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;
  • Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đúng quy định pháp luật.

  • Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; chỗ làm việc, công việc, ảnh hưởng xấu đến nhân phẩm; sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc phạm pháp, không phù hợp; nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ luật Lao động;
  • Sử dụng người từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định của Bộ luật Lao động;
  • Sử dụng người dưới 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định của Bộ luật Lao động.

Như vậy, đối với mỗi hành vi cụ thể, người sử dụng lao động thuê người chưa đủ tuổi thành niên có thể phải chịu trách nhiệm ở những mức khác nhau. Với những trường hợp gây hậu quả có nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của người lao động thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội danh tương ứng.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động.

Có được thuê người dưới 18 tuổi làm việc không?. Đây là câu hỏi mà Luật Hùng Bách thường xuyên được khách hàng hỏi. Nhiều người không am hiểu về pháp luật thường vi phạm khi thuê lao động dưới 18 tuổi.  Vì vậy, để đảm bảo khi thuê người dưới 18 tuổi đúng với quy định của pháp Luật các bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của dịch vụ luật sư.

Tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu về lĩnh vực lao động. Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ tư vấn để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Liên hệ Luật sư lao động.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

  • Điện thoại (Zalo):097.111.5989 (Zalo)
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach
  • Website:

     

    https://luathungbach.vn/ 

  • Email: [email protected]

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Có được thuê người dưới 18 tuổi làm việc không?“. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

BP

5/5 – (1 bình chọn)