Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức

1. Ban lãnh đạo

2. Đặc điểm quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty:

Từ việc đổi hình thức kinh doanh từ công ty TNHH sơn Quang Tân sang Công ty cổ phần sản xuất và thương mại sơn Quang Tân, chính vì vậy tổ chức bộ máy quản lý của công ty đã thay đổi cơ cấu quản lý để phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Công ty thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định, thực hiện theo chế độ quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên. Với đặc điểm trên Công ty cần có một bộ máy quản lý thống nhất, gọn nhẹ có trình độ và năng lực để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trường đầy năng động. Theo đó Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý của mình theo hình thức tập trung với sơ đồ như sau:

Trong công ty mỗi một bộ phận là một phân xưởng, tổ sản xuất đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, song lại có sự liên kết, gắn bó, quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý của Công ty tạo một khối thống nhất.

– Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư và các vấn đề kinh doanh lớn của công ty đồng thời quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích kinh tế khác của các cán bộ quản lý đó; Quyết định cơ cấu tài chính, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Chủ tịch hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra trong số thành viên của HĐQT. Chủ tịch HĐQT là người lập chương trình và kế hoạch hoạt động của HĐQT, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT.

– Giám đốc Công ty: Là người lãnh đạo, quản lý và giám sát mọi hoạt động chung của công ty, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông đề ra. Là người kiến nghị phương án bố trí cơ cấu Tổ chức, quy chế quản lý nội bô công ty, có quyền bổ nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong công ty, quyết định lương phụ cấp đối với người trong công ty.

– Phó giám đốc: Là người hỗ trợ công việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phó giám đốc còn phụ trách về công tác kỹ thuật và các phòng ban và các kế hoạch phòng ban. Phó giám đốc là người có quyền hạn cao chỉ sau giám đốc Công ty.

– Các trưởng phòng: Là người giúp việc và tham mưu cho giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo đơn vị mình quản lý. Thực hiện có hiệu quả các công việc sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo đúng pháp luật của nhà nước và của Công ty.

– Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức cán bộ quản lý trong toàn bộ Công ty, tổ chức sắp xếp lao động cho toàn bộ các phân xưởng sản xuất, tuyển dụng lao động cho các phân xưởng tổ sản xuất, quản lý hết các hình thức về tài chính trong Công ty.

– Phòng kỹ thuật : Làm chức năng kiểm tra về chủng loại sơn, chất lượng sơn, tham mưu về kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu kỹ thuật nâng cấp hoặc chuyển đổi sản phẩm cho phù hợp với cơ cấu thị trường và nhu cầu người tiêu dùng.

Phòng kỹ thuật gồm 2 bộ phận:

+Kỹ thuật công nghệ: Có kỹ năng giám sát chất lượng và công nghệ, lập các định mức kỹ thuật, lập quy trình công nghệ cho sản phẩm.

+Kế hoạch sản xuất: Xây dựng các kế hoạch sản xuất. Lập, dự trù về vật tư, thiết bị lao động và phân bổ kế hoạch cho các đơn vị sản xuất.

– Phòng sản xuất: Quản lý công tác kỹ thuật như mã mầu, chủng loại sơn trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất và tiến hành sản xuất sơn, nghiên cứu đổi mới máy móc theo yêu cầu của công nghệ đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại các khâu của quá trình sản xuất.

– Phòng Vật tư: Là nơi bảo quản, cung ứng vật tư và thành phẩm. Mọi nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều được quản lý chặt chẽ.

– Phòng Tài chính – Kế toán: Thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính, có chức năng quản lý về tài sản, nguồn vốn, quản lý thu chi tổng hợp và hệ thống hoá các số liệu hạch toán. Qua đó giúp giám đốc nắm được tình hình bán hàng, doanh thu bán hàng, tham mưu giúp giám đốc thực hiện các nhiệm vụ kế toán thống kê tài chính. Ngoài ra phòng kế toán còn là nơi trực tiếp nhận những đơn đặt hàng từ khách hàng và chuyển đơn đặt hàng tới phòng sản xuất.

– Phòng Thị trường: Có nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm. Tích cực mở rộng thị trường tại các khu vực khác nhau. Mở rộng mạng lưới đại lý từ cấp 1 tới các cấp khác. Thường xuyên thông tin cho các đại lý biết về các trương trình khuyên mãi, chính sách  ưu đãi, mã mầu, chủng loại sơn, bảng giá. Tích cực việc chào bán sơn, bột bả tới các công trình công cộng có quy mô lớn.

– Phòng thi công: Bộ phận này thực hiện việc kiểm soát chất lượng, kiểm tra thường xuyên chất lượng ở hiện trường có quyền đỉnh chỉ thi công và kiến nghị với chỉ huy trưởng công trường cùng đề ra biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời. Chịu trách nhiệm theo dõi chính trong suốt quá trình thi công và bảo hành công trình. Đây là bộ phận then chốt giúp chỉ huy trưởng công trường thực hiện thi công bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình.

3. Quy trình sản xuất sản phẩm:

Với việc sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng cho nên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong Công ty là một quá trình khép kín, liên tục. Sản phẩm tạo ra được hình thành từ nguyên liệu chính là  cốt sơn nên quy trình công nghệ cũng có những đặc điểm riêng của ngành sơn. Nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu và công ty nhập lại từ công ty mẹ nên bị phụ thuộc.