Cồ Việt Mobile – Tri thức Việt
Đền Bạch Mã
Võ Liệt – Thanh Chương – Nghệ An
Đền Bạch Mã là một di tích lịch sử của Hà Nội cổ, ở số 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một ngôi đền cổ của Hà Nội. Đền được dựng lên để thờ thần Long Đỗ, là Quốc Đô thành hoàng Thăng Long xưa.
Chính điện đền Bạch Mã đầu thế kỉ XX – Ảnh tư liệu
Lịch sử và truyền thuyết
Đền Bạch Mã là một trong “Thăng Long tứ trấn”, được xây dựng từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. “Thăng Long tứ trấn” là bốn ngôi đền thờ bốn vị thần ngự từ xa xưa, ngày đêm canh giữ cho kinh thành bình yên và thịnh vượng. Đó là :
– Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, trấn phương Đông.
– Đền Voi Phục (Thủ Lệ) thờ Linh Lang Đại vương, trấn phương Tây
– Đền Trấn Vũ (còn gọi là quán Trấn Vũ hay đền Quán Thánh) thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phương Bắc
– Đền đình Kim Liên thờ thần Cao Sơn, trấn phương Nam.
Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, hay còn gọi là Long Đỗ Thần Quân Quảng Lợi Bạch Mã Đại Vương. Tương truyền rằng, vào thế kỷ IX, viên quan đô hộ nhà Đường (Trung Quốc) là Cao Biền đắp La Thành. Khi ra ngoài Cửa Đông, thấy một người lạ trong đám mây ngũ sắc. Biền vốn là đạo sĩ nên có ý muốn trấn áp. Đêm, Biền nằm mộng thấy người đã gặp. Người đó tự xưng là Long Đỗ. Cao Biền đem chiếc búa bằng đồng đi chôn yểm. Đêm hôm sau, trời nổi mưa gió. Sáng ra, thấy chiếc búa đồng bị đánh tan như cát bụi, Biền sợ và lập đền thờ. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành, nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khẩn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra. Vua lần theo dấu vết chân ngựa để vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long. (Thần Long Đỗ, tức Thần núi “rốn Rồng” cũng gọi là thần núi Nùng (hiện nay nằm trong Thành cổ Hà Nội). Tương truyền núi có khe thông sâu xuống đất, tiếp nhận khí thiêng sông núi. Văn bia Trùng tu Bạch Mã miếu bi ký có niên đại Minh Mệnh nguyên niên (1820), hiện còn tại đền cho biết: “Ngài là vị Thành hoàng của kinh thành Thăng Long… Thần một thôn, một ấp đều được tôn kính, huống đây là vị thần chủ tể một khu vực ngàn dặm, được hàng trăm đời vua cúng tế. Các công lao ban phúc cho đất nước, giúp đỡ cho nhân dân, trong đó, cả đô thành và lân ấp đều được nhờ cậy”).
Một số sách cổ như Việt Điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái cho biết đền Bạch Mã được xây dựng vào cuối thời Bắc thuộc (thế kỷ IX).
Cụ thể là đ
ền được Cao Biền xây từ năm 866 và được hoàn thiện vào năm 1010 dưới thời
v
ua Lý Thái Tổ.
Sự hiện diện của ngôi đền thời Lý, Trần cũng được nhắc đến qua chi tiết vua Lý Thái Tổ “cho người cầu khấn ở đền Long Đỗ” khi đắp thành Thăng Long
như đã nói trên
và bài thơ của Thái sư Trần Quang Khải ca ngợi sự linh thiêng của ngôi đền:
Hoả tức tam diên thiêu bất cập
Phong lôi nhất trận triển nan khuynh
Tạm dịch :
Lửa bốc ba lần không cháy đến
Gió lừng một trận chẳng hề nghiêng
Hệ thống bia đá hiện còn tại di tích cho biết đền được mở rộng vào niên hiệu Chính Hoà thời Lê (1680 – 1705). Đến năm Minh Mệnh nguyên niên triều Nguyễn (1820), đền được tu bổ; năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ ở bên trái, xây thêm phương đình ở phía trước đền để làm nơi cúng lễ trong các ngày tuần tiết. Trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, di tích được tu bổ lớn trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng cũ.
Đền Bạch Mã xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức – là nơi cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng – hai dòng sông huyết mạch của Hà Nội cổ, nay là phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đền có quy mô bề thế, còn lưu giữ những nét kiến trúc đặc sắc thời Lý, Trần.
đền Quán Thánh
B
ắc, đình Kim Liên trấn phía
N
am, đền Voi Phục
T
ây và đền Bạch Mã trấn phía
Đ
ông thì đền Bạch Mã được xây dựng sớm hơn cả và sự có mặt của nó ở thời Lý, T
r
ần đã khẳng định
điều đó
.
Đền t
ồn tại ngay trong lòng phố cổ, với nhiều màu sắc, yếu tố nghệ thuật kiến trúc cùng một hệ truyền thuyết đầy tính lịch sử và triết học về vị thần được thờ
nên mang
nhiều vẻ đặc sắc, trước sau vẫn giữ nguyên giá trị về một mốc giới thiêng của kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Trong các di tích thuộc “Tứ trấn” – bao gồmtrấn phíaắc, đình Kim Liên trấn phíaam,trấn phíaây và đền Bạch Mã trấn phíaông thì đền Bạch Mã được xây dựng sớm hơn cả và sự có mặt của nó ở thời Lý, Tần đã khẳng địnhồn tại ngay trong lòng phố cổ, với nhiều màu sắc, yếu tố nghệ thuật kiến trúc cùng một hệ truyền thuyết đầy tính lịch sử và triết học về vị thần được thờnhiều vẻ đặc sắc, trước sau vẫn giữ nguyên giá trị về một mốc giới thiêng của kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Kiến trúc
Đền Bạch Mã là ngôi đền lớn, có kiến trúc cổ, quy mô bề thế và giữ được những nét truyền thống từ thời Lý – Trần. Đền được xây theo hình chữ Tam, bên ngoài là phương đình tám mái, có một tam bảo và hơn 13 hoành phi, văn bia nói về thần Long Đỗ và Bạch Mã. Trong quan niệm người phương Đông, ngựa trắng đồng nhất với mặt trời mọc ở phương Đông nên đền được cho là trấn phương Đông của kinh thành.
Đền Bạch Mã – Ảnh : picasa
Hiện nay, ngôi đền là một kiến trúc đẹp quay về hướng Nam, gồm có cổng tam quan, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau.
Tam quan có mặt bằng hình chữ nhật, chia thành năm gian với bốn bộ vì giống nhau kiểu “chồng rường giá chiêng hạ bảy”, một số thanh rường chạm hoa văn hình học, mặt trước, gian giữa mở lối vào đền bằng cánh cửa gỗ lớn. Ngay sát phía sau là kiến trúc phương đình. Phần kiến trúc này có mặt bằng hình vuông. Bộ mái làm hai tầng, mỗi tầng bốn mái có các góc đao cong. Bộ khung nhà được làm bằng gỗ, gồm bốn cột cái kê trên chân tảng đá hình lục giác tạo thành hai bộ vì. Vì được làm kiểu “Giá chiêng chồng rường”, dưới mỗi thanh rường có đấu kê chạm hình cánh sen, trong giá chiêng có bức cổn chạm nổi một hình chim phượng đang xoè rộng cánh. Các bức ván gió giữa các thanh xà trang trí tứ quý, bát bửu. Đặc biệt, giữa xà hạ và xà trung của mỗi vì có hai tượng nghê lớn bằng gỗ hướng mặt vào lòng nhà. Trong kết cấu của nhà, phương đình được sử dụng hệ thống “củng ba phương”, vừa có tác dụng đỡ góc mái, vừa có tác dụng trang trí và treo đèn lồng trong các ngày lễ hội.
Kiến trúc lớn nhất trong đền là nhà đại bái. Nhà chia thành năm gian rộng lòng, nền nhà được bó toàn bằng đá xanh hình khối chữ nhật chắc chắn. Đỡ mái là bộ khung nhà được làm toàn bằng gỗ với hệ thống cột có số lượng nhiều và kích thước lớn, kê trên chân tảng đá hình tròn. Sáu bộ vì được làm theo hai kiểu: hai vì hồi làm kiểu kẻ chuyền; bốn vì giữa làm giống nhau kiểu “thượng chồng rường giá chiêng hạ bảy”. Trang trí trên kiến trúc của toà nhà này được thể hiện chủ yếu trên hai bộ vì gian giữa dẫn vào chính điện, chạm các hình tứ linh trên nền văn xoắn, hình đầu rồng trên các đầu dư.
Thiêu hương và cung cấp có ngoại dạng tương đối giống nhau. Phần mái làm thành hai tầng, tầng trên hai mái, tầng dưới bốn mái có các góc đao cong. Bộ khung nhà được dựng bởi hệ thống cột gỗ lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu “giá chiêng chồng rường” và các xà thượng, hạ chạy ngang dọc khắp năm gian nhà. Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc ở đây không nhiều, chỉ có một vài thanh rường, đấu kê chạm hình chữ “thọ” hoặc hình lá có diềm răng cưa. Trong cung cấm có một sàn gỗ cao, có ván bưng ba mặt để làm nơi toạ lạc của thần Bạch Mã.
Tượng Bạch Mã được thờ trong đền – Ảnh : internet
Nối phương đình, đại bái với thiêu hương là một vòm “vỏ cua” hình bán nguyệt trang trí hoa lá. Vỏ cua tạo không gian rộng thêm cho kiến trúc, nhờ đó mà phương đình, đại bái, thiêu hương và cung cấm trở thành một kiến trúc khép kín, mặt bằng nội thất trở nên rộng rãi. So sánh với các kiến trúc tương tự nhưng không có loại kết cấu “vỏ cua”, thì mặt bằng chia ra từng phần, không gian sử dụng ít đi và mưa nắng tự nhiên gây nên sự xuống cấp cho kiến trúc.
Bên cạnh nghệ thuật trên kiến trúc là nghệ thuật thể hiện trên các di vật có tại di tích. Trừ một số bia đá có niên đại thế kỷ XVII, hầu hế
t
là những hiện vật mang nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XIX – XX. Những con vật long, ly, quy, phượng trên cửa võng là biểu tượng của sự bền vững thanh cao, cũng giống đất trời chuyển vận quanh năm không bao giờ ngừng, không có bắt đầu và cũng không bao giờ kết thúc, tiêu biểu cho sự vĩnh hằng. Đôi hạc thời Nguyễn chân cao, cổ cao, đường nét mềm mại uyển chuyển đặt trên lưng rùa, phản ánh quan niệm cổ xưa của dân gian Việt Nam – biểu tượng của sự bền vững thanh cao như cái tâm vĩnh h
ằ
ng của con người với trời đất. Có thể nói, nghệ thuật – kiến trúc đền Bạch Mã đã kết hợp được tinh thần nghệ thuật – kiến trúc từ các giai đoạn trước và gắn kết vào tinh thần kiến trúc nghệ thuật thế kỷ XIX.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bom B52 rải thảm ở miền Bắc, mọi thứ xung quanh đền đều bị tàn phá, riêng ngôi đền vẫn còn đó. Hiện ngôi đền vẫn giữ nguyên kiến trúc nhưng được sắp xếp lại theo cấu trúc Tam nguyên đồng hóa – tức là thêm điện thờ Phật và Mẫu. Lễ hội đền hàng năm diễn ra vào tháng hai âm lịch. Đền được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1986. Trước đây người ta còn tổ chức đánh trâu rước xuân vào đúng hội… Nằm ngay giữa phố Hàng Buồm, giữa những lô xô mái ngói rêu phong phố cổ, đền Bạch Mã trở thành một điểm nhấn của bức tranh phố cổ Hà Nội.
Anh Sơn – Nghệ An
Đền Bạch Mã thuộc huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Đền được xây dựng đời Lý Nhật Quang, khi ông trấn thủ Nghệ An và đóng lỵ sở ở xã này.