Chuyện tâm linh ở nghĩa trang Hàng Dương bài văn khấn, số điện thoại, giờ mở cửa
Dẫn đường đi nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo bằng Google Maps.
Du lịch Việt Nam gợi ý bạn tuyến xe đi Vũng Tàu từ các tỉnh, thành phố lân cận hi vọng giúp ích được thông tin cho du khách.
Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo Vũng Tàu là nơi an nghỉ của hàng chục nghìn chiến sĩ cách mạng cũng như các vị anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nếu có dịp đến Côn Đảo bạn đừng quên ghé đây thắp nén hương cho người đã khuất với tấm lòng thành kính.
Bài văn khấn nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Hôm nay, ngày … tháng … năm … Triệu thỉnh chư chân linh liệt sĩ thôn (xã, phường) Hỡi! Hỡi các chư hồn liệt sĩ thôn (xã, phường) ơi!
Nhớ thuở xưa non sông gian khó, bao kẻ thù dòm ngó sợi tóc ngõ hầu tang thương.
Các chư hồn lên đường nhập ngũ, để cha già con nhỏ mỏi mong.
Có hồn vợ trẻ con bồng, ra đi không để một dòng thư riêng.
Có hồn con còn hài nhi tấm bé, thơm vội má con lặng lẽ lên đường.
Một đi không lại quê hương, cha thương mẹ nhớ, vợ mong con chờ.
Sông núi gọi theo cờ hồn tiến, nào xá chi nguy hiểm tấm thân,
Máu rơi trong tỉnh thời gần, Đồm Chum, Xiêng Khoảng, xa xăm nước Lào.
Có hồn mất khi khu còn cháy, Hồn Điện Biên rừng núi tại Sơn Nam,
Đắc Tô, Tân Cảnh, Khu Năm, Đồng Xoài, Quảng Trị, Mậu Thân, Núi Thành.
Có hồn đánh Tây Ninh, Huế cổ, Dọc Trường Sơn đến ngõ Sài Gòn,
Quảng Nam, Bến Cát, Vĩnh Long, Biên cương ngoài Bắc, phía trong tung hoành.
Có hồn súng bộ binh ngắm địch, cũng có hồn trinh sát đặc công,
Có hồn tên lửa phòng không, đánh đâu thắng đấy mỗi năm mỗi tài.
Viên đạn lạc nào ai nom thấy, bãi mìn kia ai cậy lên trông,
Thế rồi vì nước vì dân, chư hồn ngã xuống, cờ hồng dâng cao.
Nam, Bắc nay đã vào một mối, mọi quân thù cuốn gói cút xa,
Tuân theo lệnh nước tình nhà, hôm nay cờ trống rong ra đón hồn.
Hỡi hỡi! Các chư hồn ơi! Hỡi hỡi! Các chư hồn ơi!
Dẫu hồn còn theo đám mây trôi, hoặc đứng ngọn cỏ, hoặc ngồi cành cây.
Rước các hồn xuống ngay thụ lễ, toàn dân ra đây để đón hồn về,
Vào Chùa thỉnh pháp Văn kinh, hoa thơm quả ngọt khói hương ngạt ngào.
Thừa lộc Phật phẩm đào, oản trắng, nải chuối vàng, sánh nặng tình thân.
Dân ta tháng, tháng tuần rằm, chư hồn lễ Phật, cùng dân cúng cầu.
Hỡi! Các liệt sĩ bấy lâu xa vắng, mau về Chùa … lễ Phật nghe Kinh.
Về với xóm, làng (đường phố) gia đình.
Độ trì phù hộ xóm, làng (đường phố) gia đình, chư hồn ơi!
Hỡi! Hỡi! Chư hồn liệt sĩ thôn (xã, phường) … ơi!
Khi Tổ quốc trong cơn binh lửa, lúc non sông thảm hoạ chiến binh,
Chí anh hùng vì nước hy sinh, gan tráng sĩ có xá gì còn hay mất.
Cũng có lúc nằm gai nếm mật, nhớ những khi nắng núi mưa ngàn,
Quyết quên mình cho Tổ quốc vinh quang, làm rạng rỡ cho con Hồng cháu Lạc.
Nơi trận địa thịt tan xương nát, mảnh hình hài mặc cho cỏ đất gió rung,
Trước tượng đài Tổ quốc ghi công, cả dân tộc mang ơn anh muôn thuở.
Mộ phần nơi đâu dầu dầu ngọn cỏ, nơi chiến trường vì nước quên thân,
Lòng thành toàn Đảng toàn dân, nhớ người liệt sĩ lưu danh sử vàng.
Hỡi! Hỡi các anh hùng cao niên đầu bạc, nơi chiến trường đã vì nước quên thân,
Toàn dân ta thương tiếc vô cùng, tạc bia đá, đúc tượng đồng nhớ ơn!
Thôi các linh hồn đừng lên suy nghĩ, chí làm trai đã để lại dấu thiêng,
Độ cho dân ta nước thịnh nhà yên, linh hồn các liệt sĩ có trong lễ đàn.
Thì xin mời theo làn khói hương, vào Chùa… nghe Kinh niệm Phật,
Chắc các linh hồn đã về chùa nhỉ, dưới suối vàng đang hoan hỷ đàn ca.
Độ cho các lão các già, độ cho tất cả các nhà thân huân,
Nam mô Đức Phật Thế Tôn, tiếp dẫn linh hồn về mái Tây Phương. (3 lần)
Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo là một nơi để tưởng niệm những vị anh hùng đã khuất vì độc lập tự do dân tộc bất kỳ du khách nào đến đây cũng sẽ dành thời gian đến dâng hoa, thấp nén hương với tấm lòng thành kính.
Tới sân lễ hành, mọi người chuẩn bị hoa, hương và lễ vật trong im lặng, ai cũng mang trong lòng mình cảm xúc dạt dào, bồi hồi nhớ thương.
Người thì khấn vái cầu nguyện cho gia đình sung túc, sức khỏe dồi dào, người thì xin làm ăn phát đạt. Nhưng có lẽ tất cả đều mang lòng biết ơn đến cô Sáu và những người lính đã ngã xuống, để hiện tại và tương lai con cháu có được cuộc sống ấm no.
Tháng 2/1950, chị Sáu nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt. Chị bị địch tuyên án tử hình và chuyển ra nhà tù Côn Đảo, dù bị tra tấn dã man nhưng chị quyết không khai báo. Chị anh dũng hy sinh ngày 23/1/1952 với nhiều huyền thoại còn lưu truyền tới ngày hôm nay.
Hoa trắng và các đồ dùng như áo dài, nón lá, đồ trang điểm… được nhiều người để cạnh phần mộ chị Võ Thị Sáu. Phẩm chất cao đẹp của người con gái Đất Đỏ và cái chết hiên ngang của chị đã trở thành biểu tượng cho các thế hệ mai sau noi theo.
Đến nghĩa trang Hàng Dương, ta chỉ cảm nhận được không khí ấm áp cùng khói hương thay vì cảm giác lạnh lẽo, đau buồn.