Chuyên ngành Xã hội học – Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền

Đánh giá

Review ngành Xã hội học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): “Ngôi sao đang lên” trong Top ngành nghề thu hút giới trẻ hiện nay

Bạn hiểu ngành Xã hội học là gì? Ngành này học có khó không? Cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu về ngành học đang “hot” tại nhiều quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam, để biết rằng ngành này có phù hợp với bạn không nhé. 

1. Ngành Xã hội học là gì?

Xã hội học (Sociology) là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, cũng như những đặc trưng của sự phát triển và vận hành hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử. Hay đó là khoa học về các cơ chế tác động, các hình thức biểu hiện của các quy luật đến các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

Ngành Xã hội học đào tạo sinh viên có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có đầy đủ các kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người. Đồng thời có năng lực, tư cách để tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ được trang bị các kiến thức lý thuyết chuyên sâu; có kiến thức cơ bản về truyền thông, phát hiện và lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết các vấn đề; có kiến thức xã hội học; có phương pháp, kỹ năng nghiên cứu xã hội học cần thiết; kỹ năng điều hành, quản lí nhóm, tư vấn cho các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội các cấp, các cơ quan đoàn thể, các dự án phát triển xã hội, cộng đồng…; kỹ năng đàm phán, giao tiếp hiệu quả, xử lý tình huống nhanh nhạy trong các lĩnh vực xã hội.

Lưu ý với các bạn một điều, dù đây là ngành học “hot” nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của AJC mỗi năm chỉ 50 sinh viên. Vì vậy, tỷ lệ chọi cũng khá cao nên các bạn cần chuyển bị thật kỹ để có thể theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhé. 

2. Chương trình đào tạo ngành Xã hội học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sinh viên học ngành Xã hội học sẽ được học theo chương trình đào tạo chính quy với thời gian là 4 năm. Tổng số tín chỉ cần phải tích lũy của toàn khóa là 130, chưa bao gồm học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. 

Ngành Xã hội học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đưa vào giảng dạy từ năm 1994. Vì vậy đội ngũ giảng viên của khoa rất giàu kinh nghiệm, cũng như có nhiều thầy cô trẻ nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ mọi kiến thức mới được cập nhật mỗi ngày cho sinh viên. Trình độ chuyên môn thì các bạn yên tâm trong số 15 giảng viên thì có đến 03 PGS.TS, 05 TS, 06 TH.S và 01 cử nhân. 

Chương trình học ngoài các môn thuộc khối kiến thức đại cương thì sinh viên ngành Xã hội học sẽ được học các môn kiến thức chuyên ngành như Xã hội học về cơ cấu xã hội, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Xã hội học nông thôn, Xã hội học đô thị, Xã hội học lứa tuổi, Xã hội học truyền thông đại chúng, Xã hội học kinh tế, Xã hội học chính trị, Xã hội học về giới, Xã hội học gia đình, Xã hội học giáo dục, Xã hội học môi trường, Xã hội học văn hóa

3. Điểm chuẩn ngành Xã hội học Học viện Báo chí và Tuyên truyền

TrườngChuyên ngànhNgành20222021
Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
Xã hội học
Xã hội học
8.7124.9624.4625.468.724.924.425.4Ghi chú

Đánh giá

Học bạ

Đánh giá

Thang điểm 30. Điểm TN THPT

Đánh giá

Thang điểm 30. Điểm TN THPT

Đánh giá

Thang điểm 30. Điểm TN THPT

Đánh giá

Học bạ

Đánh giá

Điểm thi TN THPT

Đánh giá

Điểm thi TN THPT

Đánh giá

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Xã hội học 

Có thể nhiều bạn nghe tên ngành Xã hội học sẽ thấy mơ hồ, không hiểu ngành này học gì, ra trường làm gì. Trên thực tế thì sinh viên ngành này cực kỳ năng động, sáng tạo và nhiệt tình đó nhé. Đặc thù của ngành có tính ứng dụng cao nên cơ hội việc làm dành cho các bạn luôn mở rộng. 

Sinh viên ngành Xã hội học ra trường làm gì? (Nguồn: internet)

Các vị trí điển hình mà các bạn ra trường có thể làm gồm: 

– Biên tập viên, Phóng viên trong các cơ quan báo chí, trang thông tin, đài truyền hình…

– Nhân viên/Chuyên viên quảng cáo; tổ chức sự kiện.

– Điều hành các tổ chức dân sự.

– Quản trị các dự án đầu tư xã hội. 

– Quản trị nhân sự.

– Bán hàng và quản lý khách hàng.

– Chuyên viên nghiên cứu.

– Nhân viên hành chính công trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể…

– Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có yêu cầu chuyên môn. 

Mức lương dành cho sinh viên mới ra trường ngành Xã hội học khoảng 5 – 7 triệu đồng. Mình thấy đây là một mức lương khởi điểm phù hợp với mặt bằng chung các ngành nghề hiện nay. 

Bên cạnh đó, mức lương sẽ cao hơn với người có kinh nghiệm là 8 – 10 triệu đồng hoặc cao hơn. Năng lực của các bạn sẽ quyết định mức thu nhập của bạn có cao không. Do đó, hãy nỗ lực học tập nghiêm túc khi còn trên ghế nhà trường để có cơ hội cao hơn nhé. 

Qua bài viết này các bạn đã hiểu được ngành Xã hội học là gì rồi đúng không nào. Mình mong rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ phần nào giúp các bạn đưa ra được quyết định chọn ngành, chọn trường phù hợp nhất với bản thân. Chúc các bạn may mắn và thành công nhé!