Chuyên ngành Xã hội học – Đại Học Tôn Đức Thắng
Đánh giá
Review ngành Xã hội học trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) – Ngành hứa hẹn đi đầu trong xu hướng tìm kiếm việc làm
Nếu bạn là người khá nhạy cảm với những sự kiện vấn đề xã hội đang diễn ra. Bạn đam mê nghiên cứu, có kĩ năng vận dụng được các công cụ phương pháp đánh giá, phân tích, tổng hợp các sự kiện xã hội. Hơn hết các bạn muốn tìm một công việc thu hút nguồn nhân lực lớn trong tương lai và mang tính ứng dụng thiết thực trong đời sống. Thì ngành xã hội học trường ĐH Tôn Đức Thắng là một lựa chọn không tồi. Đây là một ngành học ứng dụng đang rất được quan tâm và hứa hẹn đi đầu trong xu hướng tìm kiếm việc làm. Hãy cùng tìm hiểu ngay về ngành này tại TDTU nhé!
1. Ngành Xã hội học là gì?
Xã hội học (tiếng Anh là Sociology) là ngành học nghiên cứu tổng thể về xã hội như các mối quan hệ và thể chế xã hội của con người, nhằm tìm hiểu cách thức hành động, ý thức của con người được định hình bởi cấu trúc văn hóa và xã hội xung quanh chúng ta.
Xã hội là một phạm trù rất lớn, vậy nên khi tìm hiểu ngành Xã hội học sinh viên cần phải nghiên cứu từ vi mô đến vĩ mô, từ tội phạm cho tới tôn giáo, từ gia đình tới nhà nước, từ sự phân biệt chủng tộc và các giai cấp xã hội cho tới đức tin chung của cả một nền văn hóa, từ ổn định xã hội tới việc thay đổi căn bản trong toàn xã hội.
Bên cạnh những kiến thức chung trên, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc chuyên ngành phức tạp, bao gồm:
- – Kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo
- – Kiến thức về quản lý, điều hành
- – Kiến thức về pháp luật
- – Kiến thức cụ thể và các năng lực chuyên môn theo lĩnh vực
2. Học ngành Xã hội học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?
Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành Xã hội học trong thời gian 4 năm, tổng cộng khối lượng kiến thức gồm 133 tín chỉ (chưa bao gồm tín chỉ của học phần thể chất và học phần quốc phòng).
Đáp ứng nhu cầu xã hội, chương trình đào tạo Xã hội học của Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng theo hai hướng chuyên sâu:
(1) Điều tra, khảo sát và quản lý xã hội: là việc xử lý và phân tích thông tin vào khảo sát các vấn đề trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nhu cầu của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,…bằng việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, thiết kế chiến lược và công cụ thu thập thông tin. Kỹ năng điều tra, khảo sát là một trong 8 nghề được tự do luân chuyển trên thị trường lao động của Cộng đồng kinh tế các nước ASEAN.
(2) Xã hội học truyền thông đại chúng: là nghiên cứu ảnh hưởng kinh tế, xã hội, văn hóa của truyền thông đại chúng đến xã hội, các nhóm xã hội và cá nhân, cũng như các cơ chế ảnh hưởng của chúng bằng các phương pháp phân tích.
Tốt nghiệp ngành Xã hội học, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:
- – Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: biết xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát, viết báo cáo, thuyết trình, tổ chức nghiên cứu, xử lý dữ liệu, phân tích dữ liệu, tổ chức triển khai kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đề xuất một số giải pháp can thiệp làm chuyển biến thực trạng tốt hơn…
- – Kỹ năng mềm: kỹ năng phản biện xã hội, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian,…
- – Kỹ năng tin học: vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc, với chứng chỉ tin học MOS quốc tế 750 điểm.
- – Kỹ năng ngoại ngữ: sử dụng trôi chảy tiếng Anh với IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương)
3. Điểm chuẩn ngành Xã hội học trường Đại học Tôn Đức Thắng
TrườngChuyên ngànhNgành20222021
Đại Học Tôn Đức Thắng
Xã hội học
Xã hội học
31.528.565033.532.9Ghi chú
Đánh giá
Xét học bạ
Văn*2
Đánh giá
A01, D01: Anh*2
C00, C01: Văn*2
Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Đánh giá
Văn nhân đôi
Học bạ
Đánh giá
Điểm TN THPT
A01, D01: Anh nhân hệ số 2
C00, C01: Văn nhân hệ số 2
4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Xã hội học
Sinh viên sau khi ra trường có thể theo đuổi nhiều vị trí khác nhau bởi công việc liên quan đến ngành Xã hội học có khá nhiều. Tuy nhiên các bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn:
Điều tra xã hội học và quản lý xã hội:
- – Điều tra, khảo sát: làm việc cho các tổ chức doanh nghiệp, xã hội, trung tâm (viện) nghiên cứu…
- – Hành chính công: làm việc trong khu vực nhà nước (các cấp), đoàn thể chính trị – xã hội…
- – Nghiên cứu: làm việc cho các tổ chức nghiên cứu, các dự án nghiên cứu, các trung tâm (viện) nghiên cứu của chính phủ hoặc phi chính phủ…
- – Các tổ chức xã hội (chính phủ và phi chính phủ): hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trong các cuộc khảo sát điều tra, viết đề xuất các dự án phát triển, hoạch định chính sách xã hội…
- – Giảng dạy: dạy học ở các trường cao đẳng, đại học…
Xã hội học truyền thông đại chúng:
- – Truyền thông đại chúng: làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản…
- – Nghiên cứu dư luận xã hội: nghiên cứu, khảo sát thực địa, điều phối viên các dự án truyền thông…
- – Hành chính công: hoạt động truyền thông – văn hóa và xã hội trong khu vực nhà nước (các cấp), đoàn thể chính trị…
- – Truyền thông doanh nghiệp và quan hệ công chúng: làm việc trong các bộ phận tiếp thị, quan hệ công chúng, quảng cáo, tư vấn khách hàng, quản lý hệ thống thông tin nội bộ, tổ chức sự kiện truyền thông doanh nghiệp…
- – Giảng dạy: dạy học ở các trường cao đẳng, đại học…
Trong tương lai, ngành Xã hội học sẽ là ngành học có triển vọng và đem lại cơ hội việc làm cao cho sinh viên. Mong rằng những chia sẻ này của Hocmai.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về ngành học. Chúc các bạn thành công!