Chuyên ngành Vật lý Y khoa – Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Đánh giá
Review ngành Vật lý Y khoa – Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM (HCMUS): Ngành vì sức khỏe cộng đồng vô cùng “khan hiếm” nguồn lực
Theo thống kê năm 2013 của Cục An toàn bức xạ, trên toàn Việt Nam ta có tổng cộng 23 khoa xạ trị, gần 4.000 cơ sở X-quang y tế và trên 6.000 máy X-quang, hơn 30 khoa y học hạt nhân chẩn đoán và điều trị bằng chất phóng xạ. Trái ngược với đó, nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành tương đối nghèo nàn do không có cơ sở đào tạo ngành Vật lý Y khoa một cách chính thức. Do vậy, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng có thể phải chịu những rủi ro, bất cấp. Trước tình trạng trên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã đưa ngành Vật lý Y Khoa vào chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Hãy cùng Hocmai.vn tìm hiểu kỹ hơn nhé!
1. Ngành Vật lý Y khoa là gì?
Ngành Vậy lý y khoa có tên tiếng Anh là Medical Physics. Ngành học nghiên cứu những vấn đề xoay quanh các hiện tượng, quy luật vật lý và áp dụng vào các kỹ thuật y học, sinh học trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thuộc lĩnh vực khoa học ứng dụng, ngành Vật lý y khoa đi sâu vào nghiên cứu phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh bằng bức xạ ion hóa.
Tổ chức ISCO (Tổ chức phân loại chuẩn quốc tế của ngành nghề) đã chính thức công nhận ngành Vật lý Y khoa và đưa vào danh mục nghề nghiệp từ năm 2011. Vật lý y khoa là sự kết hợp giữa y học với khoa học vật lý, nhà vật lý y khoa là người kế nối bác sĩ với công nghệ vật lý hiện đại, vật lý y khoa giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động chẩn đoán và điều trị bệnh.
Các chức danh như cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc những người được đào tạo và có bằng cấp tương đương về ngành Vật lý y khoa được gọi chung là nhà Vật lý y khoa.
2. Học ngành Vật lý Y khoa tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM như thế nào?
Ngành Vật lý Y khoa chính thức được ra đời và tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2020. Mục đích của Ngành Vật lý Y khoa là đào tạo ra những cử nhân có trình độ chuyên môn cao về ứng dụng công nghệ và kỹ thuật vật lý hiện đại trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt là trong bệnh ung thư. Vật lý y khoa trong quá khứ và hiện tại thường tập trung vào 3 lĩnh vực chính sau: Xạ trị; Chẩn đoán hình ảnh; Y học hạt nhân.
Cụ thể, cử nhân Vật lý Y khoa được trang bị các kiến thức cơ sở về toán và khoa học vững chắc để thích ứng tốt với những công việc về công nghệ – kỹ thuật, chú trọng khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành Vật lý Y khoa như cơ sở vật lý y học bức xạ, sinh học bức xạ, ghi đo bức xạ, liều lượng học, an toàn bức xạ, chẩn đoán hình ảnh, xạ trị, y học hạt nhân…, sử dụng các công cụ hiện đại để thu thập, phân tích dữ liệu, tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp kỹ thuật, vận hành các hệ thiết bị ứng dụng kỹ thuật và công nghệ cao.
Sau khi tốt nghiệp ngành Vật lý Y khoa, bạn sẽ có được những kiến thức và kỹ năng như:
- – Cải tiển, phát triển những ứng dụng trong y tế hoặc các lĩnh vực thực tiến khác dựa trên các kỹ thuật, nguyên tắc, quy đình vật lý.
- – Phân phối các liều bức xạ (ion hóa) một cách an toàn, hiệu quả nhất theo chỉ định của bác sĩ giúp mang lại kết quả chẩn đoán tốt nhất cho bệnh nhân.
- – Thực hiện vận hành, thử nghiệm, đánh giá chất lượng các trang thiết bị phục vụ công việc đo liều, điều trị y khoa, hình ảnh…
- – Mô tả, đo lường các đại lượng vật lý ứng dụng trong lĩnh vực y tế một cách chính xác.
- – Thực hiện tư vấn, tham vẫn cùng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ nhằm tối ưu sự cân bằng giữa tác hại lẫn những tác động có lợi của bức xạ.
- – Xây dựng, thực hiện, duy trì các tiêu chuẩn, quy trình đo đạc các hiện tượng, các đại lượng vật lý được áp dụng trong các lĩnh vực công nghệ hạt nhân, y tế.
- – Có kỹ năng chuyên nghiệp cần thiết, có khả năng tự học và nâng cao trình độ để thành công trong nghề nghiệp;
- – Có kỹ năng xã hội cần thiết, kỹ năng mềm để làm việc hiệu quả trong nhóm và trong môi trường quốc tế;
- – Có năng lực tham gia thiết kế, khả năng hình thành ý tưởng để thiết kế, xây dựng, đưa ra giải pháp kỹ thuật trong vận hành và nghiên cứu.
Sinh viên còn được Nhà trường chú trọng đến việc trang bị các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm… tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các em trong công tác học tập, nghiên cứu, cập nhật các tài liệu trong nước và quốc tế, dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc ngoài xã hội sau khi tốt nghiệp.
3. Điểm chuẩn ngành Vật lý Y khoa tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM
4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Vật lý Y khoa
Cử nhân Vật lý Y khoa có thể làm việc trong một số vị trí, lĩnh vực sau:
- – Công việc liên quan tới kỹ thuật xạ trị, X-quang, y học hạt nhân tại các công ty tư vấn, chuyên giao công nghệ, dịch vụ hay các doanh nghiệp.
- – Làm việc trong các khoa Xạ hình chẩn đoàn hình ảnh, X-quang, Xạ trị ung bướu, Y học hạt nhân tại các trung tâm y tế, bệnh viện.
- – Công tác tại các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước lẫn quốc tế về lĩnh vực Vật lý y khoa.
- – Chuyên viên sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì máy móc, linh kiện.
- – Tham gia quản lý, nghiên cứu tại các tổ chức, cơ quan thuộc lĩnh vực Khoa học sức khỏe nói chung, hoặc Vật lý y khoa nói riêng.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, vai trò của Vật lý y khoa ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đều công nhận ngành Vật lý Y khoa là một trong các ngành khối chăm sóc sức khỏe. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ thu được những thông tin thú vị về ngành Vật lý Y khoa tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM và đưa ra lựa chọn sáng suốt và đúng đắn. Chúc các bạn thành công!