Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường – Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng

Đánh giá

Review ngành Quản lý tài nguyên và môi trường – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Giải quyết vấn đề cấp thiết của thời đại công nghiệp

Ngày nay, khi sự phát triển của các ngành công nghiệp, nhu cầu tài nguyên trong sinh hoạt của người dân ngày càng tăng cao dẫn tới nguồn tài nguyên đang có xu hướng cạn kiệt và môi trường bị đe dọa trầm trọng. Bài toán Quản lý tốt tài nguyên và môi trường đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết trên phạm vi toàn cầu. Vậy ngành Quản lý tài nguyên và môi trường học gì? Tốt nghiệp có dễ xin việc không?

1. Khái niệm ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

Quản lý tài nguyên và môi trường có tên tiếng Anh là Environmental resource management. Đây là một ngành khoa học nghiên cứu và đào tạo những kiến thức về quản lý các loại tài nguyên và môi trường; phương pháp sử dụng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên,  quy hoạch – bảo vệ môi trường, phân tích – xử lý môi trường.

Hành động can thiệp quản lý tài nguyên môi trường là sự tác động của con người với mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường các biện pháp và công tác quản lý vào bảo vệ  hệ sinh thái, tài nguyên và môi trường, duy trì sự cân bằng thông qua các chỉ số khoa học.

2. Đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Tham gia đào tạo chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức:

– Quản lý tài nguyên rừng, quản lý đất đai, khoáng sản, khí hậu, nước, và môi trường.

– Kỹ năng phân tích các ảnh hưởng của chính sách pháp luật đối với công tác quản lý tài nguyên và môi trường.

– Kỹ năng phân tích, đánh giá công tác quản lý tài nguyên, môi trường trong mục tiêu phát triển bền vững.

– Kỹ năng lên kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và môi trường đối với yêu cầu phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay.

– Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin và ứng dụng các thiết bị hiện đại trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường.

– Kỹ năng khảo sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường.

– Nắm rõ các kiến thức, nghiệp vụ điều luật hành chính, pháp lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Đặc biệt, khi tham gia đào tạo chuyên ngành quản lý tài nguyên và môi trường tại DUT, sinh viên có rất nhiều cơ hội học học, giao lưu kiến thức thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm do Nhà trường tổ chức cùng với các đối tác liên kết về lĩnh vực tài Nguyên và môi trường. Đây cũng là cơ sở nền tảng giúp các bạn có cơ hội tiếp cận với các hiện trạng thực tế so với lý thuyết đã học, được làm quen và giao lưu với các chuyên gia nghiên cứu, các chủ doanh nghiệp, tạo bước đệm cho việc thực tập và công việc tương lai sau này. Một số Tọa đàm  tiêu biểu về hợp tác quốc tế do ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã hợp tác và tổ chức:

Ngày 10/12/2014, tọa đàm “Các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ xử lý nước thải và quản lý nguồn nước” do Khoa Môi trường – DUT hợp tác ĐH công nghệ Sydney tại phòng khách khu A – trường Đại học bách khoa Đà Nẵng.

Ngày 03/022015, một buổi Seminar khoa học liên quan lĩnh vực hóa học và môi trường đã được tổ chức bởi Khoa Môi trường – DUT hợp tác với ĐH Yeungnam, Hàn Quốc tại văn phòng khoa Môi trường – ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

3. Điểm chuẩn ngành Quản lý tài nguyên và môi trường – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

4. Cơ hội việc làm

Hiện nay, Vấn đề môi trường luôn là vấn đề bức thiết và được quan tâm hàng đầu ở bất cứ một doanh nghiệp, công ty hay tổ chức nào khi đi vào hoạt động. Bởi vậy, nhu cầu nhân lực cho ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường trên thị trường luôn ổn định, và cơ hội việc làm luôn rộng mở dành cho người học.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường từ ĐH Bách khoa Đà Nẵng có thể ứng tuyển vào các đơn vị như:

– Tham gia nghiên cứu và giảng dạy ở các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

– Các cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (Tổng cục môi trường, Bộ TN&MT, Sở TN&MT,  Phòng TNMT quận/huyện, Chi cục bảo vệ môi trường, bộ phận QLTNMT cấp xã/ phường); Trung tâm quan trắc môi trường,…

– Các cơ nhà nước liên quan đến quản lý ngành tài nguyên và môi trường : Phòng NN&PTNT/ Sở Du lịch/ Sở Công thương; Sở NN&PTNT, Bộ Nông nghiệp & PTNT;… quản lý môi trường thuộc khối cảnh sát môi trường, cơ quan quốc phòng.

– Các Ban quản lý Tài nguyên và môi trường ở các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất,…

– Bộ phận quản lý môi trường tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất: Bộ phận EHS – phụ trách quản lý cơ chế sản xuất sạch hơn, hệ thống môi trường ISO 14000, an toàn môi trường,…

– Các Công ty tư vấn, giám sát và quản lý chất lượng môi trường cho các dự án đầu tư.

– Cán bộ nghiên quản lý và cứu tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu du lịch sinh thái,… cán bộ của các tổ chức phi chính phủ.

– Các trung tâm giáo dục bảo vệ thiên nhiên, các trung tâm giáo dục truyền thông về môi trường,…

Trên đây là tất cả những thông tin về ngành Quản lý tài nguyên & môi trường và các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Huongnghiep.hocmai.vn hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn trong việc lựa chọn ngành học tương lai.