Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế – Đại Học Luật Hà Nội
Đánh giá
Review ngành Luật Thương mại Quốc tế – Đại học Luật Hà Nội (HLU): Có phải giỏi tiếng Anh?
Luật Thương mại Quốc tế là ngành học được Đại học Luật Hà Nội đưa vào giảng dạy với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cao về thị trường lao động ngành luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế trong và ngoài nước. Vậy ngành Luật Thương mại Quốc tế là gì? Chương trình đào tạo tại HLU có gì đặc biệt? Có phải giỏi tiếng Anh không?
1. Ngành Luật Thương mại Quốc tế là gì?
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu hợp tác với nước ngoài ngày càng được các doanh nghiệp mở rộng. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có những quy định về việc kinh doanh và giao thương khác nhau. Điều này đòi hỏi các công ty kinh doanh quốc tế cần có đội ngũ luật sư nắm rõ về luật thương mại quốc tế, đảm bảo việc giao thương và hợp tác được thuận lợi, tránh những rủi ro nếu phát sinh tranh chấp trong quá trình kinh doanh.
Như vậy, ta có thể hiểu người làm trong lĩnh vực Luật Thương mại Quốc tế có thể là những chuyên viên pháp lý, pháp chế hoặc luật sư chuyên làm công việc tư vấn các dịch vụ pháp lý cho công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế. Họ là những người có kiến thức và hiểu biết sâu về việc điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa và giao dịch thương mại trên thị trường quốc tế. Có kiến thức vững chắc về quy định và luật pháp liên quan đến việc giao dịch và hợp tác mua bán giữa công ty trong nước với những đối tác nước ngoài.
2. Chương trình đào tạo ngành Luật Thương mại Quốc tế tại HLU có gì đặc biệt?
Sinh viên theo học ngành Luật Thương mại Quốc tế tại Đại học Luật Hà Nội (HLU) sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức chuyên ngành. Chương trình đào tạo của sinh viên ngành Luật Thương mại Quốc tế được nhà trường tham khảo dựa trên các chương trình tiên tiến của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới như: Mỹ, Anh, Úc, Singapore…).
2.1 Chương trình đào tạo
Thời gian đào tạo: 4 năm;
Khối lượng kiến thức : 126 tín chỉ (33 tín chỉ thuộc khối kiến thức đại cương; 83 tín chỉ thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; 10 tín chỉ khóa luận tốt nghiệp).
Sinh viên đạt kết quả học tập từ Khá trở lên sẽ được làm khóa luận tốt nghiệp. Đối với những sinh viên không đủ điều kiện hoặc không có nguyện vọng viết khóa luận có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
-
Đăng ký học và thi các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu hoặc học học kỹ năng với số tín chỉ là 10 tín;
-
Đi thực tập theo điều kiện và kế hoạch của nhà trường đồng thời đăng ký học các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu hoặc các môn kỹ năng.
2.2 Có môn học bằng tiếng Anh.
Vì là ngành Luật Thương mại Quốc tế liên quan đến việc giao thương với các công ty nước ngoài. Vậy nên, chương trình học sinh viên cần phải hoàn thành các môn học bằng tiếng Anh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực giỏi tiếng Anh trên thị trường lao động. Dưới đây mà một số môn học bằng tiếng Anh của sinh viên ngành Luật Thương mại Quốc tế:
Các môn được học bằng tiếng anh của ngành Luật Thương mại Quốc tế – HLU
2.3 Đội ngũ giảng viên
Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, HLU còn thường xuyên mời các giáo sư nước ngoài, các trọng tài viên, luật sư chuyên nghiệp về giảng tại trường. Đối với những học phần, những chương trình học bằng tiếng Anh, đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường sẽ phối hợp giảng dạy cùng với các giảng viên thỉnh giảng nước ngoài. Điều này giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu bài học, tập làm quen và không bị bỡ ngỡ trước cách giảng dạy bằng tiếng Anh đối với những môn chuyên ngành.
3. Mức điểm chuẩn ngành Luật Thương mại Quốc tế tại HLU
Mức điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT ngành Luật Thương mại Quốc tế tại HLU được tính theo từng tổ hợp. Trong đó:
+ Tổ hợp khối D01 có mức điểm 26.9 điểm;
+ Tổ hợp khối A01 có mức điểm 26.2 điểm.
TrườngChuyên ngànhNgành20222021
Đại Học Luật Hà Nội
Luật thương mại quốc tế
Luật
27.2526.2224.9526.0526.9Ghi chú
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
Luật thương mại quốc tế
4. Cơ hội việc làm của ngành Luật Thương mại Quốc tế
Những năm qua, rất nhiều sinh viên ngành Luật Thương mại Quốc tế của HLU đã tìm được việc làm tại các công ty danh tiếng cả trong và ngoài nước như: Nishimura & Asahi của Nhật Bản, Baker McKenzie của Hoa Kỳ, Allen Arthur Robinson (AAR) của Australia, Leadco, Bizlink…Ngoài ra còn rất nhiều dự án quốc tế hoặc các viện nghiên cứu pháp luật danh tiếng khác.
Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Luật Thương mại Quốc tế của HLU có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong các cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ như:
+ Làm việc trong các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp…) các cơ quan chính quyền ở trung ương hoặc địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước: Làm các công việc lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc những công việc liên quan đến pháp lý.
+ Làm việc tại các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao hoặc tham tán thương mại ở nước ngoài.
+ Trở thành trọng tài thương mại quốc tế; tranh tụng thương mại quốc tế tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng hoặc các công ty kinh doanh. Họ sẽ đảm nhận các công việc bổ trợ tư pháp những vấn đề liên quan đến tư vấn pháp lý hoặc luật quốc tế.
+ Trở thành giảng viên giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật làm việc tại các trường đại học hoặc nghiên cứu tại các cơ quan thực hành pháp luật, viện nghiên cứu.
Với chương trình giảng dạy chất lượng kết hợp giữa đào tạo tiếng Việt và tiếng Anh trong những môn chuyên ngành. Chắc chắn sinh viên ngành Luật Thương mại Quốc tế tại Đại học Luật Hà Nội (HLU) luôn có cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai với một mức hấp dẫn. Điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc thu hút thí sinh trên cả nước đăng ký theo học tại trường.