Chuyên gia nghề nghiệp Harvard: Kỹ năng mơ ước mà nam giới ít biết nhưng nếu nằm lòng chắn chắn đường sự nghiệp bớt vòng vo

“Tác giả của bài viết là Heidi K. Gardner, Tiến sĩ, Thành viên xuất sắc tại Trung tâm về Nghề luật của Trường Luật Harvard và Chủ tịch Chương trình của Lớp Cao học Lãnh đạo Ngành. Cô từng là giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard. Cô cũng là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Smarter Collaboration”. Heidi lấy bằng thạc sĩ của Trường Kinh tế Luân Đôn và bằng tiến sĩ thứ hai của Trường Kinh doanh Luân Đôn.

Qua một thập kỷ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường luật và kinh doanh của Harvard, tôi phát hiện ra một nhận thức quan trọng nhưng thường bị bỏ qua: Những người tìm ra cách cộng tác với các thành viên trong nhóm đạt được lợi thế cạnh tranh lớn so với những người không biết điều này.

Ưu điểm của kỹ năng hợp tác

Khi nói đến việc tuyển dụng, những người cộng tác thông minh là những ứng cử viên rất được mong đợi. Họ mang lại kết quả chất lượng cao hơn, được thăng chức nhanh hơn, được quản lý cấp cao chú ý hơn và có nhiều khách hàng hài lòng hơn.

Nhưng đây mới là điều làm tôi sốc nhất: Kỹ năng hợp tác là điều rất hiếm, đặc biệt là ở nam giới.

Một nghiên cứu của McKinsey năm 2021 cho thấy rằng các nữ lãnh đạo, so với nam giới ở cùng cấp độ, có khả năng cao gấp đôi trong việc dành ra thời gian đáng kể cho việc hợp tác ngoài công việc chính thức của họ.

Chuyên gia nghề nghiệp Harvard: Có một

Làm thế nào để trở thành một người cộng tác nổi bật

Trở thành một người cộng tác không phải là dễ dàng. Nhưng mục đích chính của nó thực ra lại rất đơn giản: tập hợp mọi người lại với nhau để giải quyết vấn đề và học hỏi điều gì đó mới mẻ.

Đây là cách để cải thiện nó:

1. Hãy là một nhà lãnh đạo toàn diện

Cho dù bạn có phải là trưởng dự án hay không, hãy làm gì đó để kéo mọi người lại với nhau.

Tôi luôn tâm niệm: “Người đó nghĩ khác mình. Họ biết điều gì đó khác mà tôi không biết, và tôi có thể học hỏi được nhiều điều từ họ.”

Những người này không chỉ có các lĩnh vực kiến thức khác nhau, họ cũng là đại diện cho các nền tảng chuyên môn, độ tuổi và kinh nghiệm sống khác nhau.

2. Thể hiện sự đánh giá cao và sự công nhận

Một nghiên cứu đột phá của giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, ông Vladimir Groysberg, đã phát hiện ra rằng người lao động, đặc biệt là nam giới, thường coi mạng lưới nghề nghiệp của họ là điều hiển nhiên.

Trong các cuộc phỏng vấn xin việc, vì họ không đánh giá được mức độ hỗ trợ mà họ nhận được từ đồng nghiệp, nên họ tin rằng mình độc lập và “linh động” hơn thực tế.

Tâm lý “tôi là trên hết” này thường là một yếu tố bất lợi và dẫn đến thất bại trong các buổi phỏng vấn. Ngay cả Claire Hughes Johnson, cựu phó chủ tịch Google trong 10 năm, cũng nói rằng cô ấy tìm kiếm kỹ năng cộng tác và tự nhận thức “trước bất kỳ điều gì khác”.

Chuyên gia nghề nghiệp Harvard: Có một

3. Yêu cầu sự giúp đỡ

Nếu bạn chịu trách nhiệm trình bày báo cáo bán hàng hàng tuần, nhưng chỉ làm việc đó một mình, điều đó có thể cho thấy bạn nghĩ rằng ý kiến của mình là có giá trị nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn liên hệ với các chuyên gia ở các bộ phận khác nhau để có thêm các thông tin chi tiết khác nhau, các dữ liệu của bạn có thể sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

Đừng quên đề cập đến tên của những người đã góp ý, cũng như chuyên môn của họ. Điều này sẽ khiến báo cáo của bạn đáng tin cậy hơn.

4. Chia sẻ luồng dữ liệu

Thẻ điểm (Scorecard) và bảng điều khiển (dashboard) là những công cụ hữu ích vì nhiều lý do:

Chúng cho phép bạn đo lường tiến độ so với các mục tiêu mà bạn đã đặt ra.

Khi được chia sẻ công khai, chúng tạo ra cảm giác áp lực ngang hàng, vì chúng cho phép so sánh kết quả của các nhà lãnh đạo với kết quả do đồng nghiệp của họ tạo ra.

Cân nhắc dữ liệu nào nên được chia sẻ, khi nào và như thế nào. Vấn đề không phải là ẩn dữ liệu, mà là làm cho dữ liệu có thể truy cập và hữu ích đối với các đối tượng cụ thể. 


Theo Như Nguyễn

Theo