Chuyên gia Tâm lý và Bác sĩ Sức khỏe tâm thần: Sự khác nhau là gì?
Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. Theo báo cáo của Bệnh Viện Tâm thần Trung ương I – Hà nội tỷ lệ người dân Việt Nam có những rối loạn về tâm thần, tâm lý ngày càng tăng cao và cần được chú trọng.
Việc lựa chọn đúng chuyên khoa, hay bác sĩ/chuyên gia để thăm khám về các vấn đề sức khỏe tinh thần giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị. Thực tế, trong quá trình hỗ trợ hàng nghìn người bệnh đi khám, điều trị các rối loạn tâm lý, tâm thần, có rất nhiều người bệnh băn khoăn trong việc lựa chọn khám với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần hay tư vấn với Chuyên gia tâm lý.
Trong khi việc phân biệt chưa thực sự rõ ràng và tình trạng như thế nào thì gặp ai để khám, tư vấn vẫn tương đối mơ hồ, thậm chí có nhiều bệnh cần kết hợp điều trị với cả chuyên gia Tâm lý và bác sĩ Sức khỏe tâm thần, bài viết dưới đây của BookingCare sẽ làm rõ thêm để người bệnh dễ dàng trong việc lựa chọn bác sĩ/chuyên gia phù hợp.
So sánh vai trò của Chuyên gia Tâm lý và Bác sĩ Sức khỏe tâm thần
Giống nhau
- Điều trị các rối loạn tâm lý, tâm thần.
- Có thể cùng làm việc tại các cơ sở: bệnh viện tâm thần, bệnh viện đa khoa, trung tâm dưỡng lão,….
Khác nhau
Nội dung
Chuyên gia tâm lý
Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần Đào tạo
Tốt nghiệp từ các Khoa Tâm lý học của các trường Đại học, Cao đẳng về trị liệu thực hành ứng dụng trong y khoa
Tốt nghiệp trường đại học YNghề nghiệpChuyên gia tâm lýBác sĩ Sức khỏe tâm thầnChuyên môn
Chuyên gia tâm lý giúp đỡ bệnh nhân của mình không chỉ trong việc giải phóng các sang chấn gây tổn thương của quá khứ mà còn hiểu rõ về tình trạng của người bệnh nhằm đạt tới trạng thái ổn định của tinh thần. Tâm lý trị liệu không điều trị các triệu chứng, mà nhằm vào căn nguyên của vấn đề gây ra các triệu chứng đó
Bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần chẩn đoán và đưa ra điều trị một cách tổng thể về sinh học, tâm lý và xã hội. Bác sĩ tâm thần chẩn đoán đưa ra phương pháp điều trị thường là: chỉ định dùng thuốc, nội trú trong một bệnh viện tâm thần, sốc điện.
Các bệnh, hội chứng được điều trị/ trị liệu
- Rối loạn hành vi
- Rối loạn cảm xúc
- Học tập/làm việc khó khăn
- Trầm cảm nhẹ
- Lo âu
- Tư vấn giải quyết các xung đột gia đình, tình cảm, hôn nhân…
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
- Rối loạn lưỡng cực
- Trầm cảm nặng
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
- Tâm thần phân liệt
Phương thức điều trị Điều trị chủ yếu bằng liệu pháp trò chuyện gồm: liệu pháp trò chuyện cá nhân, liệu pháp gia đình, trị liệu nhóm
- Trị liệu trên cơ sở hóa dược. Điều trị kết hợp nhiều phương pháp theo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân
- Dùng thuốc
- Kiểm tra sức khỏe tổng thể, bao gồm khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm
- Các liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp kích thích não như liệu pháp từ trường xuyên sọ
Bác sĩ tâm thần có thể là lựa chọn ưu tiên hơn nếu bạn có vấn đề sức khỏe tâm thần phức tạp hơn phải cần dùng thuốc. Còn nếu bạn đang trải qua một khoảng thời gian khó khăn hoặc muốn tìm hiểu kỹ hơn về những suy nghĩ và hành vi của mình, chuyên gia tâm lý có thể là một lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, với một số rối loạn tâm thần nặng có thể được điều trị kết hợp giữa bác sĩ Sức khỏe tâm thần và chuyên gia tâm lý sẽ mang lại hiệu quả cao hơn như: trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi,…. Khi thăm khám với bác sĩ Sức khỏe tâm thần, người bệnh có thể chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp điều trị này.
Lưu ý khi đi thăm khám, điều trị rối loạn tâm lý, tâm thần
Hãy lập danh sách những thứ sau đây trước buổi khám bệnh:
- Viết ra các triệu chứng của bạn, thời gian xuất hiện lần đầu và tần suất xuất hiện diễn tiến theo thời gian.
- Liệt kê tiền sử chấn thương trước đây và những căng thẳng, áp lực trước khi bạn xuất hiện biểu hiện đầu tiên về bệnh lý.
- Miêu tả tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần hiện tại.
- Liệt kê tất cả các thuốc, vitamin, thảo dược và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng kèm với liều lượng mỗi loại.
- Bạn nên nhờ một người thân hay bạn bè đi cùng bạn đến buổi khám bệnh để giúp bạn ghi nhớ những dặn dò của bác sĩ.
Câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ/ chuyên gia
- Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của tôi?
- Triệu chứng này có thể do một bệnh tiềm ẩn nào đó gây ra không?
- Tôi có cần làm thêm xét nghiệm gì để chẩn đoán không?
- Tôi có thể làm gì để kiểm soát tình trạng hiện tại không?
- Tôi sẽ được điều trị theo phương pháp nào?
Cho dù bạn chọn gặp chuyên gia nào, hãy đảm bảo rằng họ có:
- Kinh nghiệm điều trị loại tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn
- Cách tiếp cận và cách làm cho bạn cảm thấy thoải mái
- Không phải chờ đợi quá lâu để hẹn khám với bác sĩ/chuyên gia