Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi ích gì?

3. Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp được chia thành 6 cấp độ như sau: 

  • Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp chưa thực hiện giải pháp chuyển đổi số hoặc có nhưng những thay đổi quá nhỏ, không tác động đến quy trình hoạt động của công ty.
  • Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng giải pháp chuyển đổi số.
  • Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp đã có thể nhận biết được tầm quan trọng của giải pháp chuyển đổi số theo các trụ cột khác nhau. Từ đó, bắt đầu có các hành động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột. Ở mức độ này, doanh nghiệp đã có thể cảm nhận được lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.
  • Mức 3 – Hình thành: Ở mức này, về cơ bản chuyển đổi số đã được hình thành theo các trụ tương ứng với từng bộ phận khác nhau. Lúc này, chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thấy rõ rệt lợi ích cũng như hiệu quả mà giải pháp này mang đến. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp đã trở thành doanh nghiệp số.
  • Mức 4 – Nâng cao: Tại mức này, nền tảng số, dữ liệu số, công nghệ số sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như khách hàng nhận được nhiều hiệu quả cũng như những giá trị thiết thực mà giải pháp này mang đến. Ở mức này, về cơ bản doanh nghiệp đã trở thành doanh nghiệp số với một vài mô thức kinh doanh chính dựa trên dữ liệu số và nền tảng số.
  • Mức 5 – Dẫn dắt: Ở mức này, chuyển đổi số doanh nghiệp đã đạt đến mức hoàn thiện tiệm cận. Doanh nghiệp đã thực sự trở thành doanh nghiệp số với gần như toàn bộ phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh được dẫn dắt bởi dữ liệu số và nền tảng số. Doanh nghiệp có thể dẫn dắt chuyển đổi số và tạo lập một hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.

giải pháp chuyển đổi số

Thực trạng của việc ứng dụng giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, có đến hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp có mong muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào chuyển đổi số. Bên cạnh đó, những biến cố do đại dịch COVID-19 gây ra cũng là chất xúc tác khiến các doanh nghiệp quyết tâm thực hiện chuyển đổi số.

Trong năm 2022, Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Dự án USAID LinkSME triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025”. Trong khuôn khổ dự án, cuộc khảo sát dựa trên 1.300 DN đã chỉ ra nhu cầu chuyển đổi số và Giải pháp công nghệ của các doanh nghiệp, cụ thể: 

Đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu chuyển đổi số: 57% doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp Tiếp thị trực tuyến; 53,7% doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp Làm việc nội bộ. Tiếp đến là các giải pháp Giao dịch điện tử (43%) và Hạ tầng mạng, dữ liệu (39,6%).

Nhu cầu lớn nhất của các doanh nghiệp đang tăng trưởng và có nhu cầu chuyển đổi số để tăng tốc là giải pháp về Phân tích dữ liệu và báo cáo thông minh (63,5%), Quản lý hệ thống khách hàng và Quản lý kênh bán hàng (60,7%). Hai giải pháp còn lại gồm Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp và An toàn dữ liệu có nhu cầu lần lượt 57,8% và 50,2%.