Chương Trình Toán Lớp 2 Mới Hiện Hành & Tóm Tắt Nội Dung
Chương trình toán lớp 2 là một môn đóng vai trò rất quan trọng. Các em cần tìm hiểu kỹ dưới sự hướng dẫn của bố mẹ, thầy cô để hoàn thành tốt môn học này!
Việc ôn tập nội dung chương trình toán lớp 2 mới hiện hành là việc làm hết sức quan trọng giúp học sinh củng cố kiến thức tự tin để bước vào năm học mới. Dưới đây Mighty math sẽ hệ thống hóa lại các kiến thức quan trọng trong chương trình Toán để phụ huynh học sinh dễ dàng trong việc ôn luyện nhé.
Nội Dung Chính
1. Chương Trình Toán Lớp 2 Mới Hiện Hành & Tóm Tắt Nội Dung
Chương trình môn toán lớp 2 trong các năm học gần đây đã c thay đổi theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Theo đó, đối với môn Toán trong trong giáo trình toán lớp 2 về các kiến thức bao gồm :
-
Chương trình học toán lớp 2 về số tự nhiên.
-
Chương trình học toán lớp 2 về hình học.
-
Chương trình học lớp 2 môn toán toán giải.
-
Chương trình toán lớp 2 hiện hành đo lường.
Chương trình Toán học được cập nhật và phổ cập trên toàn quốc. Để giáo viên đánh giá chất lượng toàn diện của học sinh và là điều kiện tiên quyết để xét lên lớp thì phải hoàn thành một môn học.
Mỗi phần kiến thức được đặt trong một mạch nhất định xen kẽ và bổ sung cho nhau nhằm nỗ lực đạt được sự thống nhất và hoàn chỉnh tương đối. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi trình độ môn Toán tương ứng với lứa tuổi học sinh lớp 2.
2. Nội dung học chương trình toán lớp 2 mới hiện hành
Trong nội dung chương trình toán lớp 2 mới các em học sinh sẽ được học về các nội dung sau:
2.1 Phần 1: Số tự nhiên
a) Số hạng, tổng
Lấy 1 ví dụ về phép cộng 2 số như 30+20=50. Các số cộng với nhau gọi là số hạng. Kết quả được gọi là tổng. Như ví dụ trên 30 và 20 là số hạng, 50 là tổng.
Yêu cầu các con tự nghĩ ví dụ tương tự và nhận xét đâu là số hạng, đâu là tổng.
b) Số bị trừ, số trừ và hiệu
Lấy 1 ví dụ về phép trừ như 60-35=25. Số bị trừ là số đầu tiên (60), số trừ là số sau dấu trừ(35). Kết quả được gọi là hiệu(25).
Yêu cầu các con tự nghĩ ra ví dụ tương tự và nhận xét đâu là số bị trừ, đâu là số trừ, đâu là hiệu.
c) Nội dung toán lớp 2 phép cộng có nhớ trong phạm vi 100
Dạy các con đặt tính theo hàng dọc, cộng hàng đơn vị trước và hàng chục sau. Ví dụ: 18+5=23 thì lấy 8+5 bằng 13, viết 3, nhớ 1 (1 ở đây là 1 chục nên cộng 1 chục này thêm với 1 chục ở hàng chục, cho ra kết quả là 2 chục). Viết xuống là 23.
Nếu các con chưa hiểu, lấy minh họa hẳn hoi bằng cách lấy 18 đồ vật gì đó, thêm 5 đồ vật đó cho con đếm tổng ra 23. Sau đó giải thích về nguyên tắc cộng là như thế và cho con làm thêm ví dụ tương tự để cho con thuộc, dần con sẽ nhớ nguyên tắc.
d) Phép cộng có tổng bằng 100
Lấy ví dụ về một số phép tính có tổng bằng 100 cho các con tính theo hàng dọc. Ví dụ: 98+2, 83+17, 72+28.
Dạy con là 83+17 thì lấy hàng đơn vị cộng với nhau (7+3=10, viết 0 nhớ 1), hàng chục cộng với nhau (8+1=9, cộng thêm 1 đã nhớ là 9+1=10, viết xuống 10 có kết quả là 100.
Nếu con chưa nắm vững, cho con làm thêm nhiều vài ví dụ nữa để con thuộc nguyên tắc.
e) Tìm một số hạng trong một tổng
Đưa ví dụ: … + 6 = 10, như vậy mấy cộng 6 bằng 10, con sẽ trả lời được là 4. Sau đó liên hệ là 4=10-6.
Dạy con nguyên tắc để tính: Muốn tìm một số hạng này, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
Dạy con số hạng cần tìm là x. Với bài toán trên, viết là: x+6=10 x=10-6=4.
Cho con làm thêm nhiều ví dụ minh họa.
f) Phép trừ có nhớ
Cha mẹ nên dạy con viết phép trừ theo hàng dọc, trừ từ đơn vị đến hàng chục để giúp trẻ học phép trừ có nhớ lớp 2 dễ dàng. Ví dụ: Lấy 25-9=14, 5 không trừ được 9 nên phải mượn 1 chục từ hàng chục sang, ta có 15 – 9 = 6, viết 6 và nhớ lại 1, lấy 2-0-1 bằng 1, kết quả là 14.
Để người học sinh thể xác minh kết quả chính xác, thu thập bằng chứng cụ thể với các sự việc.
Nếu các con vẫn không hiểu, cho các em làm các ví dụ chi tiết hơn.
Tìm số bị trừ trong toán lớp 2 mới hiện hành
Lấy ví dụ …-6=5, tức là mấy trừ 6 bằng 5, con sẽ tính được là 11. Sau đó ta cộng lại là 11=6+5.
Dạy con nguyên tắc tính: Muốn tìm số bị trừ này, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Với bài toán trên, sẽ có dạng x-6=5, x=5+6=11.
Cho con làm thêm nhiều ví dụ minh họa.
g) Tìm số trừ
Lấy ví dụ 10-…= 7, tức là 10 trừ mấy bằng 7, con sẽ tính được là 3. Sau đó liên hệ lại là 3=10-7.
Dạy các con nguyên tắc tính là: Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Với bài toán trên, ta viết dạng 10-x=7 x=10-7=3.
h) Phép nhân
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 7 = 14
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 7 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2.
Ta chuyển thành phép nhân, được viết thành như sau: 2 x 7 = 14.
Đọc là: hai nhân bảy bằng mười bốn.
Dấu x gọi là dấu nhân.
Phép chia (Nhân, chia đến 5)
Số bị chia – Số chia – Thương
i) Tìm số bị chia.
Một phần 2; 3; 4; 5
k) Số tròn chục, số tròn trăm
Số tròn chục là số có dạng a0 (trong đó a là các số tự nhiên).
Ví dụ: 10, 20, 30, 40, 60,120 (tương ứng với 1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục, 6 chục, 12 chục).
Số tròn trăm là số có dạng b00 ( b là số tự nhiên).
Ví dụ: 200, 300, 400 (tương ứng với 1 trăm, 2 trăm, 3 trăm).
Lưu ý: Số tròn trăm luôn là số tròn chục, nhưng số tròn chục chưa chắc là số tròn trăm.
Ví dụ: 300 là số tròn trăm và tròn chục; 170 là số tròn chục nhưng không phải là tròn trăm.
2.2 Phần 2: Hình học
a) Hình chữ nhật, hình tứ giác
Vẽ cho các em xem ví dụ về hình chữ nhật. Hình tứ giác (bao gồm hình tứ giác, hình bình hành, hình thang). Dạy các em là hình chữ nhật cũng chính là hình tứ giác.
Hình tứ giác là hình gồm có 4 đoạn thẳng và 4 đỉnh (4 điểm ở đỉnh).
Hình chữ nhật là cũng hình tứ giác nhưng có 4 góc vuông.
Hình vuông là hình chữ nhật nhưng có 2 cạnh bằng nhau.
Cắt hình cho các con ghép, đếm và phân biệt hình: Cái này tùy sáng tạo của phụ huynh. Có thể ghép 2 hình vuông để thành 1 hình chữ nhật, hay ghép hình chữ nhật và 2 hình tam giác thành 1 hình tứ giác, hình thang,…
b) Đường thẳng
Yêu cầu con vẽ đoạn thẳng AB. Nếu đoạn thẳng này kéo dài về 2 phía thì sẽ thành đường thẳng AB. Nếu trên đường thẳng AB có thêm bất kỳ một điểm khác gọi là điểm C thì ta có 3 điểm thẳng hàng.
Như vậy sẽ có tất cả các điểm trên cùng 1 đường thẳng thẳng hàng.
Cho con làm bài tập để tìm 3 điểm thẳng hàng, 4 điểm thẳng hàng (tham khảo SGK trang 73).
c) Ki-lô-mét, Mét, Đề-xi-mét, Cen-ti-met
Ki – lô – mét được viết tắt là km, 1km = 1000m.
Mét viết được tắt là m, 1m = 1000mm, 1m = 10dm, 1m = 100cm.
Mi – li – mét được viết tắt là mm, 1cm = 10mm, 1dm = 10cm.
Đề-xi-mét được viết tắt là dm và 1dm = 10cm.
d) Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác
Chu vi hình tam giác là tổng độ dài của các cạnh hình tam giác.
Ví dụ: Chu vi tam giác ABC = AB + CA + BC
Chu vi của tứ giác là tổng của độ dài các cạnh của hình tứ giác.
Ví dụ: Chu vi tứ giác ABCD = AB + BC + DA + CD.
Bài viết trên đây, Mighty Math đã tổng hợp những kiến thức có trong chương trình toán lớp 2 mới hiện hành. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các phụ huynh có thể nắm rõ về chương trình học để hướng dẫn các em học tập và ôn luyện thật tốt.